DIỄN ĐÀN TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3


 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Top posters
songlamemdem (490)
[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Vote_lcap[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Voting_bar[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Vote_rcap 
123break (218)
[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Vote_lcap[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Voting_bar[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Vote_rcap 
dien dan tc3 (140)
[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Vote_lcap[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Voting_bar[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Vote_rcap 
tieuzai9x (118)
[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Vote_lcap[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Voting_bar[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Vote_rcap 
gabong (99)
[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Vote_lcap[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Voting_bar[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Vote_rcap 
ButXiTin (90)
[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Vote_lcap[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Voting_bar[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Vote_rcap 
bolide (88)
[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Vote_lcap[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Voting_bar[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Vote_rcap 
sen_bo_hung (87)
[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Vote_lcap[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Voting_bar[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Vote_rcap 
bunleo (85)
[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Vote_lcap[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Voting_bar[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Vote_rcap 
linhtinh (84)
[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Vote_lcap[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Voting_bar[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Vote_rcap 
Latest topics
» Hình ảnh họp mặt chơi tết 12A3
[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Emptyby songlamemdem Thu 01 Mar 2012, 9:06 pm

» [Show] Ảnh thành viên
[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Emptyby songlamemdem Tue 28 Feb 2012, 9:10 pm

» đại học công nghiệp tuyển sinh liên thông ngành kế toán năm 2012
[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Emptyby tuyensinh.net Thu 23 Feb 2012, 9:30 am

» MẪU HỒ SƠ DỰ THI ĐH-CĐ HOÀN CHỈNH
[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Emptyby hoasua Mon 20 Feb 2012, 7:27 pm

» [Hình ảnh] Thanh chương 3 97/2000 hop lần đâu
[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Emptyby tutue*** Mon 20 Feb 2012, 3:54 pm

» Mình chia tay rồi mà em
[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Emptyby hoangtumayman Thu 16 Feb 2012, 5:37 pm

» Game cho điện thoại di động, trúng thưởng lớn
[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Emptyby queenbe Thu 16 Feb 2012, 11:33 am

» Phần mềm chat cho ĐTDĐ-siêu rẻ, siêu tiện ích, kết nối Yh
[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Emptyby queenbe Thu 16 Feb 2012, 10:30 am

» Thành viên tự giới thiệu!!!
[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Emptyby tai12b Tue 14 Feb 2012, 8:39 am

» Hankiem.com - Webgame kiếm hiệp nhập vai hot nhất 2012 - alphatest 15/2/2012
[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Emptyby hankiem Tue 14 Feb 2012, 2:29 am

» học bổng-du học
[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Emptyby khoaimai Sun 12 Feb 2012, 8:29 pm

» Kêu gọi ủng hộ diễn đàn gia hạn tên miền
[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Emptyby songlamemdem Tue 07 Feb 2012, 7:58 am

» anh em nào muốn gia nhập vào hội độc thân đăng ký
[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Emptyby bunleo Mon 06 Feb 2012, 8:27 pm

» Tuyển sinh năm 2012 của Trường trung cấp Đại Việt Tp.HCM
[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Emptyby linhnguyenpy255 Thu 02 Feb 2012, 3:22 pm

» Bảng điện tử tra cứu Những điều cần biết tuyển sinh ĐH-CĐ
[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Emptyby songlamemdem Thu 02 Feb 2012, 2:03 pm


 

 [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12

Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2  Next
Tác giảThông điệp
123break
Thành Viên
Thành Viên
123break


Chỗ ở hiện nay : thanh mỹ thanh chương nghệ an
Posts : 218
Points : 386
Thanked : 116
Tham Gia Từ : 29/11/2010

[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12   [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 EmptyThu 14 Apr 2011, 11:19 am

3 bước làm bài thi môn Toán đạt điểm cao


Thạc sĩ Nguyễn Thị Nga, giáo viên môn Toán Trường THPT Đào Duy Từ (Hà Nội) đưa ra 3 bước làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Toán đạt điểm cao.

1. Bước chuẩn bị

Phải có kế hoạch ôn tập ngay, với thời khóa biểu hợp lý dành cho môn toán. Cần học bài, làm bài tập cơ bản ngay sau khi học trên lớp.

Cuối chương: ôn tập kỹ kiến thức cơ bản đã học trên lớp hay sách giáo khoa. Thuộc và hiểu chính xác: định nghĩa, nắm vững các điều kiện và nội dung của định lý - hệ quả - tính chất. Lập bảng tóm tắt giáo khoa theo dàn bài cụ thể, có thứ tự và rõ ràng. Phần kiến thức nào có liên quan đến kiến thức cũ mà chưa nắm vững, chưa hiểu rõ: cần ôn lại bài học ở lớp 10, 11.

2. Bước luyện tập

- Rèn luyện các kỹ năng giải toán

- Làm bài tập để lấy kinh nghiệm

- Giải thành thạo các bài tập luyện tập của mỗi bài học, trình bày lời giải rõ ràng và gọn.

- Cuối mỗi chương cần phải xác định được những dạng toán chính và phương pháp giải những dạng toán đó. Tập trung cao độ để giải những bài toán tổng hợp. Giải thành thạo các bài tập luyện tập của mỗi bài học, trình bày lời giải rõ ràng và gọn.

- Các dạng bài toán tổng hợp như: có tham số, dùng đồ thị, dùng ẩn phụ, vẽ thêm hình, sử dụng kiến thức lượng giác, hình học, tọa độ... để giải các bài toán đại số, giải tích hay ngược lại, phải chú ý đến việc đổi vai trò của ẩn số và tham số; của đối số (biến số) và hàm số, các bài toán bất đẳng thức, bài toán cực trị…

- Thi tốt nghiệp kiến thức cơ bản do đó tập trung vào những dạng bài tập cơ bản của sách giáo khoa và sách bài tập.



3. Phương pháp làm bài thi

*Làm bài thi:

- Bình tĩnh, tự tin, tập trung đọc kỹ đề bài nhất là các giả thiết và số liệu, phân loại nhanh các bài toán dễ, quen thuộc và các bài toán lạ, khó.

- Chọn câu dễ, quen thuộc làm trước. Phải cẩn thận trong quá trình tính toán, trong các bước làm lý luận phải chính xác, lời giải gọn, đúng trình tự, rõ ràng (có giải trình); nên có kết luận về đáp số; giải xong phải kiểm tra lại, nhận định kết quả có hợp lý với đề bài không. (Tránh vội vã, sai những câu này thật đáng tiếc). Những bài toán có điều kiện khi giải xong các thao tác nhớ kết hợp điều kiện.

* Chú ý khi đi thi:

- Trước buổi thi nên nghỉ ngơi thư giãn vài giờ. Nếu thi buổi sáng thì đêm trước nên nghỉ ngơi, ngủ sớm (chú ý: trong quá trình học tập nên quan tâm đến sức khỏe, phân bố thời gian hoạt động học tập hợp lí sao cho đến lúc đi thi thì sức khỏe phải tốt nhất).


nguồn bấm đây


Được sửa bởi Admin ngày Thu 14 Apr 2011, 11:23 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://vn.360plus.yahoo.com/thedayyouwentaway_comeback/
123break
Thành Viên
Thành Viên
123break


Chỗ ở hiện nay : thanh mỹ thanh chương nghệ an
Posts : 218
Points : 386
Thanked : 116
Tham Gia Từ : 29/11/2010

[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12   [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 EmptyThu 14 Apr 2011, 11:21 am

lợi và hại .......... khi thi thử DH nhiều lần






Thì cũng không phải cứ thi nhiều là tốt đâu teen nhé...!

Hiện nay có rất nhiều các trường phổ thông, đại học đang tổ chức thi thử đại học cho các sĩ tử sắp thi đại học. Vì đang là thời gian “nước rút” nên rất nhiều teen 12 đăng kí với mong muốn được cọ xát để đánh giá đúng thực lực, qua đó dựa vào thành tích để chọn trường sao cho phù hợp với sức mình. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó nên việc thi thử đại học nhiều lần cũng không là ngoại lệ.

Tích cực

Khi bạn tham gia vào một kì thi thử là bạn đã tự cho mình cơ hội để được cọ xát với những kiến thức có độ khó tương đương với đề thi đại học. Đề thi thường được ra bởi các thầy cô giỏi, có kinh nghiệm trong việc giảng dạy, cấu trúc đề thi cũng tương tự như một bài thi đại học thực sự. Hơn nữa, được ngồi trong một phòng thi với những sĩ tử khác cũng như mình, với kỉ luật, nội quy nghiêm khắc, với quy chế mới khác so với những kì thi học kì mà bạn đã trải qua khiến không ít bạn cảm thấy hồi hộp, lo lắng đúng như thi đại học thật, chứ không còn là “thử” nữa. Điều đó mang lại cho bạn những trải nghiệm quý báu trong việc làm bài và điều hòa cảm xúc giúp bạn tránh cảm giác bỡ ngỡ khi thi đại học.

Hơn nữa, việc thi thử cũng tạo cho bạn động lực ôn luyện tích cực để thi đúng với thực lực của mình. Điều này rất quan trọng bởi nó sẽ giúp bạn định hướng chọn trường trong tương lai.

T.Hà (12, THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội) chia sẻ: “Trường mình đợt này cũng thường xuyên tổ chức các kì thi thử cho học sinh có dịp làm quen với đề, đồng thời cũng để thúc đẩy ý thức học tập của mọi người. Mình thấy thi thử rất có ích. Như đợt thi lần 1 vừa rồi ở trường mình có kết quả tuy không tốt nhưng vẫn thấy vui vì đã biết được mình yếu ở phần nào và phần nào cần chú trọng hơn nữa. Đợt thi vừa rồi điểm mình đã khá hơn, cứ như vậy, mục tiêu vào các trường top trên của mình sẽ sớm thành hiện thực”.

Tiêu cực

Bên cạnh những tác dụng tích cực mà thi thử mang lại thì nó vẫn ẩn chứa rất nhiều những điều tiêu cực, làm ảnh hưởng tới các bạn.

Thứ nhất, tình trạng tổ chức thi thử hiện nay diễn ra một cách tràn lan. Ở đâu cũng có thể tổ chức thi thử đại học, từ các trường đại học, phổ thông, trung tâm cho tới cả lớp học thêm. Học sinh tham gia thi chỉ cần đóng tiền là được. Do hiện tượng tổ chức tràn lan như vậy nên không phải ở đâu chất lượng đề thi cũng đảm bảo tiêu chuẩn.

Thứ hai, nếu được tổ chức ở các trường đại học, phổ thông với kỉ luật nghiêm khắc, làm việc nghiêm túc thì kì thi thử sẽ đem lại hiệu quả cho các thí sinh, tuy nhiên, không phải ở đâu cũng được như thế. Nhiều trung tâm tổ chức thi thử, phòng học thì rộng đến hơn trăm mét mà có hai người trông, thí sinh thích làm thì làm, không làm thì ngủ, tự làm cũng được, không làm được thì mở tài liệu cũng không ai nhắc. Thi thử là để các thí sinh đánh giá thực lực của mình một cách khách quan, thế nhưng với hiện tượng như vậy thì đâu là thực lực???





Thứ ba, việc chấm thi không phải lúc nào cũng được thực hiện một cách nghiêm túc. Bên cạnh các trường với đội ngũ giáo viên hùng hậu và có chuyên môn, thì cũng không ít các trường, trung tâm thiếu người chấm bài. Nhiều trung tâm hiện nay, do có số lượng thí sinh đăng kí dự thi rất nhiều, số lượng bài lớn, không chấm xuể nên thuê sinh viên chấm bài. Sinh viên với kinh nghiệm chưa đủ và chưa có trình độ chuyên môn cao nên để chấm chính xác, khách quan là một việc vô cùng khó, đặc biệt là với môn Văn.

Bạn M.Đức (Quang Trung, Hà Nội) nói: “Từ ra Tết tới giờ mình tham gia thi thử ở 3 nơi rồi, nhưng trong đó chỉ có một trường tổ chức thi là mình thấy nghiêm túc, đề thi với độ khó tương đương với những năm trước. Hai cơ sở kia do thấy bạn bè đăng kí nên mình cũng đăng kí theo, không ngờ, cùng ngồi trong phòng thi làm bài thi Tiếng Anh mà đứa lôi điện thoại ra tra, đứa search google, đứa mở sách, mở vở, có đứa còn mang cả quyển từ điển vào mà không ai nhắc”.

Teen 12 nên thi thử đại học, nhưng không nên thi quá nhiều mà cần tập trung vào ôn luyện để thi cho tốt. Tránh tình trạng như một số teen hiện nay, cứ thấy trung tâm nào tổ chức thi thử là đăng kí ngay, vừa tốn kém lại mất thời gian. Hơn nữa, các bạn chỉ có thể đánh giá đúng năng lực thực sự của mình khi làm bài nghiêm túc và được ôn luyện một cách kĩ càng, bài bản.

Thi nhiều, kiến thức “mì ăn liền” trở nên rỗng, không áp dụng được vào bài. Chất lượng thi, mỗi nơi mỗi khác nên điểm số cao, thấp có thể ảnh hưởng tới tâm lý mỗi người, điểm cao thì không sao nhưng nếu không như ý muốn dễ khiến bạn trở nên lo lắng, buồn phiền. Điều này có ảnh hưởng tiêu cực tới việc học và ôn thi đại học của các bạn.

Hãy cân nhắc lựa chọn địa điểm thi thử chất lượng và số lần thi hợp lý để vừa thu được hiệu quả lại tránh lãng phí tiền bạc và thời gian, teen 12 nhé!


nguồn
bấm đây


Được sửa bởi Admin ngày Thu 14 Apr 2011, 11:23 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://vn.360plus.yahoo.com/thedayyouwentaway_comeback/
123break
Thành Viên
Thành Viên
123break


Chỗ ở hiện nay : thanh mỹ thanh chương nghệ an
Posts : 218
Points : 386
Thanked : 116
Tham Gia Từ : 29/11/2010

[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12   [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 EmptyThu 14 Apr 2011, 11:22 am

Đề thường có bẫy nhỏ





Vì thế các bạn đừng có nhầm lẫn nhá!

Dựa vào cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD&ĐT, các bạn có thể chọn phần kiến thức chiếm nhiều điểm để ôn tập trước và phải luyện thật kỹ để không bị mất điểm một cách đáng tiếc. Phần nào mình đã hiểu nhưng chưa thành kỹ năng, phải chọn bài tập (trong sách giáo khoa) làm đi làm lại cho thật thành thạo. Phần nào còn chưa vững, phải có kế hoạch và dành thời gian nhiều cho việc ôn tập phần đó.

Hầu hết kiến thức trong đề thi tốt nghiệp nằm ở lớp 12 và là kiến thức phổ thông, cơ bản nên khá thuận lợi cho các bạn khi ôn tập. Tuy nhiên việc nắm vững các kiến thức lớp 11, lớp 10 sẽ giúp giải quyết triệt để các bài tập trong đề thi. Các bạn cũng phải có kế hoạch ôn tập những phần này (ví dụ phần lượng giác, phần phương trình, hệ phương trình đại số, phần quan hệ song song, quan hệ vuông góc trong không gian…).

Phần khảo sát, vẽ đồ thị hàm số và các bài toán liên quan luôn chiếm nhiều điểm nhất trong đề thi (từ 3 đến 3,5 điểm). Trong phần này, điểm số dành cho khảo sát, vẽ đồ thị hàm số lại cao nhất (từ 2 đến 2,5 điểm). Các bạn cần ôn tập thật kỹ từng bước của bài khảo sát vẽ đồ thị các hàm đa thức bậc 3, hàm đa thức bậc 4 trùng phương, hàm phân thức bậc nhất/bậc nhất. Rất nhiều thí sinh mất điểm ở phần này do trình bày cẩu thả, bỏ bước, làm tắt, điền không đầy đủ trong bảng biến thiên hoặc vẽ đồ thị không chuẩn xác…

Để làm tốt bài thi ở phần khảo sát, vẽ đồ thị hàm số, chỉ cần nắm vững các bước khảo sát hàm số, làm đi làm lại cho quen là được, không hề khó khăn.



Nguyên hàm, tích phân là phần khiến nhiều học sinh gặp khó khăn, bởi lẽ các bạn không thuộc công thức cũng như ghi nhớ các phương pháp tích phân. Để thuộc công thức, các bạn cần hiểu và tránh nhầm lẫn giữa các công thức tính đạo hàm và nguyên hàm. Các bạn cũng cần ghi nhớ, dạng toán nào thì áp dụng phương pháp đổi biến số, dạng toán nào thì áp dụng công thức tích phân từng phần, dùng như thế nào…

Nếu áp dụng sai phương pháp, bạn sẽ gặp khó khăn trong tính toán, thậm chí còn không đưa ra được kết quả vì càng tính, càng phức tạp hơn. Nhớ sai công thức còn tệ hơn vì bao nhiêu công sức bỏ ra sẽ uổng phí, vì vậy hãy chú ý để tránh sai sót nói trên.

Cũng như vậy, phần phương trình mũ, logarit tuy không khó nhưng rất cần thuộc công thức và tính toán cẩn thận. Đề thi hay có những bẫy nhỏ để những ai không thực sự nắm vững kiến thức sẽ dễ nhầm lẫn.

Phần số phức là phần các bạn học gần lúc thi nhất, hầu như các bạn sẽ làm được bài nếu hiểu về số phức và thông thạo các phép toán trên tập các số phức. Chỉ cần học tập cẩn thận và không chủ quan là được.

Tưởng tượng, vũ khí lợi hại

Phần hình học không gian, đề thi sẽ hỏi về thể tích, diện tích các hình không gian, để làm tốt phần này, tất nhiên phải ghi nhớ các công thức đã học, đồng thời phải nắm vững quan hệ song song, quan hệ vuông góc trong không gian, cách xác định góc giữa đường thẳng, mặt phẳng, các kiến thức về khoảng cách cũng như các bài toán về thiết diện. Vì vậy, cần ôn tập phần hình học lớp 11 cẩn thận.

Phần phương pháp toạ độ trong không gian là phần rất dễ ăn điểm, học sinh cần ghi nhớ các công thức đã học, cách viết phương trình mặt phẳng, đường thẳng, mặt cầu, nhớ vị trí tương đối giữa điểm, đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu. Thí sinh thường mắc sai lầm khi xác định sai toạ độ điểm, toạ độ véc tơ chỉ phương, toạ độ véc tơ pháp tuyến, toạ độ tâm mặt cầu hoặc sử dụng sai các công thức. Trong phần này, nếu có sự tưởng tượng không gian tốt, các bạn sẽ có cách giải thích hợp, đỡ đi rất nhiều trong tính toán.



nguồn bấm đây
Về Đầu Trang Go down
http://vn.360plus.yahoo.com/thedayyouwentaway_comeback/
123break
Thành Viên
Thành Viên
123break


Chỗ ở hiện nay : thanh mỹ thanh chương nghệ an
Posts : 218
Points : 386
Thanked : 116
Tham Gia Từ : 29/11/2010

[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12   [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 EmptySun 17 Apr 2011, 8:29 am

Bỗng dưng thấy "sợ"

Bỗng dưng bạn thấy mất dần đi sự tự tin với sự lựa chọn trước mắt của mình. Một vài bài kiểm tra điểm thấp cứ xuất hiện khiến bạn mất phương hướng, lung lay trong kì thi tới.

Những lúc như vậy bạn trở nên sợ hãi, thất vọng hay bất lực vì không thể thay đổi? Dưới đây là một vài trường hợp khiến bạn bỗng dưng thấy “sợ” và cách để bạn lấy lại sự tự tin vốn có của bản thân trong học tập.



Đừng sợ vì điểm kiểm tra kém

Một vài bài kiểm tra gần đây điểm bỗng dưng thấp thậm tệ, mặc dù bạn đã học bài rất cẩn thận. Điều đó khiến bạn bị hụt hẫng, lo lắng tình hình học tập đang đi xuống và có thể bạn sẽ không có khả năng đỗ vào trường đại học như mơ ước. Đừng quá lo lắng! Có thể do tâm lý lúc làm bài của bạn chưa tốt hoặc do kiến thức bạn vẫn chưa nắm chắc đấy thôi. Hãy bình tĩnh xem kĩ lại bài kiểm tra và lời phê của giáo viên, nếu vẫn còn thắc mắc và chưa hiểu rõ mình thiếu sót ở đâu thì đừng ngại hỏi trực tiếp họ. Các giáo viên luôn sẵn sàng giải đáp bất cứ thắc mắc nào của học sinh miễn là nó phục vụ cho việc học của các bạn.

Từ lúc đi học tới giờ bạn luôn tự đặt ra mục tiêu cho mình để lấy đó làm động lực học tập, nhưng vào một ngày “không đẹp trời”, bạn bỗng thấy chán học, không muốn động tới sách vở nữa. Bài tập thì cứ chất đống theo từng ngày. Có thể do sợ bị phạt nên bạn gắng gượng làm, tuy nhiên, cái gì làm trong tình trạng ép buộc cũng đều không mang lại kết quả tốt.

Đừng sợ vì... bạn đang tự nhát mình

Bạn thấy sợ, sợ rằng nếu tình trạng này cứ tiếp tục thì bạn sẽ không thể ôn luyện được tốt và hậu quả tồi tệ nhất sẽ xảy ra: bạn trượt đại học! Đừng quá lo lắng. Những lúc thế này, bạn không nên quá sốt ruột tìm lại niềm hăng say trong học tập mà nên nghỉ ngơi. Việc bỗng dưng chán học có thể là do sức ép học hành quá căng thẳng, do đó nghỉ ngơi là một cách hiệu quả nhất để đầu óc được thư thái, chỉ khi đó động lực học tập mới trở về với bạn.

Đừng sợ tác động từ bên ngoài

Bạn mong muốn vào trường này nhưng gia đình, bố mẹ lại muốn bạn vào trường khác. Bạn đã làm cả hai hồ sơ với hi vọng sẽ được thi trường mình thích. Nhưng thời gian này bố mẹ cứ nhắc hoài khiến bạn liên tục gặp stress. Bạn trở nên sợ hãi khi nghĩ tới việc mình không thể thuyết phục được bố mẹ. Đừng quá lo lắng! Với bạn, điều quan trọng nhất lúc này chính là ôn luyện cho tốt.

Quá lo lắng sẽ khiến bạn mất tập trung trong học tập, chán nản và buồn bực sẽ không đem lại điều gì tốt đẹp cho bạn. Sẽ chẳng bố mẹ nào mong muốn điều đó. Do đó, để chứng tỏ mình thích hợp với ngôi trường mình chọn thì bạn nên cho bố mẹ thấy niềm vui khi được đặt chân vào ngôi trường đó chính là động lực học tập của bạn và kết quả học tập tốt chính là minh chứng cho điều đó.



Đừng sợ vì những cái nằm phía trước

Nhà trường vừa dán bảng thông báo điểm thi thử đại học. Bạn không thể tin vào mắt mình khi bạn chỉ được 16điểm/3 môn. Bạn không phải một học sinh xuất sắc nhưng cũng không phải một học sinh trung bình và kết quả này như một cú giáng mạnh vào sự tự tin vốn có của bạn. Bạn thấy thất vọng và bất công. Sự xấu hổ với bạn bè, cha mẹ, thầy cô khi thông báo số điểm khiến bạn tự ti và quan trọng hơn là bạn thấy sợ, nhụt chí. Đừng lo lắng! Kết quả thi thử không nói lên tất cả khả năng của bạn.

Thời điểm này các bạn vẫn chưa hoàn thành xong 100% chương trình học, cộng chưa có nhiều thời gian ôn luyện, chưa được va chạm nhiều với các đề thi mức độ khó như đề thi đại học, do đó việc bị điểm thấp không có gì là lạ. Hãy bình tĩnh tìm ra điểm yếu của mình ở phần nào để bổ sung kiến thức. Biết đâu, sau lần thi thử với số điểm thấp này bạn lại học hỏi được nhiều điều về cách làm bài, cách trình bày và lần sau tên bạn lại đứng ở vị trí cao hơn thì sao.

Đừng sợ tình yêu...

Một ngày đẹp trời, một cơn gió tình yêu thổi đến với bạn vào cái thời điểm nước rút. Những tình cảm trong sáng nhen nhóm lên trong bạn, có cảm giác vui vui nhưng cũng lo sợ. Bạn sợ yêu sẽ làm ảnh hưởng tới việc học tập vì đây là lúc rất “nhạy cảm”, chỉ cần lơ là một chút thôi là bạn sẽ phải trả giá ngay. Đừng quá lo lắng! Trước tiên, bạn nên xác định xem điều quan trọng với bạn lúc này là gì?

Bạn có thể dung hòa được việc học và việc yêu không? Điều đó liệu có làm ảnh hưởng tới việc học của bạn không? Nếu yêu, bạn sẽ phải làm gì để vẫn duy trì được phong độ học tập của mình? Sau khi trả lời hết được những câu hỏi đó, bạn sẽ biết mình phải làm gì.

Nếu bạn sợ, bạn đã là người thua cuộc

“Sợ” là một cảm giác rất bình thường với những teen sắp đối mặt với kì thi sắp tới. Mỗi người có một lý do để sợ khác nhau. Thế nhưng, đừng quá lo lắng. Hãy bình tĩnh tìm ra phương án giải quyết và bạn sẽ có sự lựa chọn riêng của mình để nhanh chóng lấy lại được sự tự tin vốn có của bản thân.



nguồn bấm đây
Về Đầu Trang Go down
http://vn.360plus.yahoo.com/thedayyouwentaway_comeback/
123break
Thành Viên
Thành Viên
123break


Chỗ ở hiện nay : thanh mỹ thanh chương nghệ an
Posts : 218
Points : 386
Thanked : 116
Tham Gia Từ : 29/11/2010

[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12   [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 EmptyTue 19 Apr 2011, 8:32 am

vao mùa thi, căng thẳng nhất là lúc khảo bài


Nhiều bạn đâm ra sợ đến trường đấy...!

Để có một nền tảng vững chắc cho kì thi tốt nghiệp thì không một trường THPT nào bỏ qua việc khảo các môn thi học bài như Văn, Sinh, Địa có khi cả Lý của kì thi năm nay. Tất nhiên sẽ có rất nhiều tình huống, cũng như áp lực xảy ra đối với các bạn học sinh.

Việc khảo bài dường như đã quá quen thuộc của teen 12 các trường, dù việc ấy còn tùy thuộc vào từng giáo viên. Như trường THPT Marie Curie (quận 3), sau khi nhận được thông báo các môn thi tốt nghiệp là học sinh phải vùi đầu vào học các môn thuộc bài gồm Văn, Sinh và Địa. Tuy nhiên, không phải ai cũng đều “được” giáo viên khảo bài, mà còn xét điểm trung bình học kì I, điểm thi giữa kì và điểm kiểm tra gần nhất của môn.


Các bạn cũng đừng quá căng thẳng khi khảo bài nhé. Càng căng thì sẽ càng khó "nuốt" bài đấy! (Ảnh minh họa)

Theo đó, môn Văn và Sinh phải trên 5 điểm và môn Địa trên 7. Với điều kiện như thế thì vẫn không nhiều các bạn 12 trường Marie Curie “thoát nạn”. Vào khoảng thời gian này thì việc khảo bài của trường vẫn chưa đến đỉnh điểm, nhưng vào các ngày thường, vẫn có không ít học sinh bị giáo viên gọi lên trường vào tầm 12h đến 17h và chủ nhật khoảng 7h đến 11h, 12h đến 17h. Nếu gần sát ngày tốt nghiệp thì còn căng thẳng hơn, có khi từ 18h đến 21h.

Đơn giản hơn trường THPT Marie Curie, trường THPT Nguyễn Trãi (quận 4) lại có một cách khảo bài riêng cho 4 môn: Văn, Lý, Sinh và Địa. Không dành cả ngày mà chỉ 30 phút (từ 6h30 đến 7h sáng) để khảo bài tất cả học sinh 12. Tùy vào giáo viên bộ môn biết sức học từng học sinh mà đọc tên. Hay trường THPT Trần Hưng Đạo (quận Gò Vấp) vừa khảo bài buổi sáng lại vừa khảo bài buổi trưa tại thư viện và kết thúc lúc 17h30, và được “xướng danh” thông qua việc bốc số thứ tự.

Còn các bạn 12 không thuộc thì phải nợ bài, hôm sau phải trả gấp đôi. Hay nếu còn sớm thì ở lại học đến khi thuộc thì mới được về (như trường THPT Minh Khai).

Truy bài đầu giờ các môn thi tốt nghiệp là rất có ích cho teen 12. Tuy nhiên việc khảo bài vào buổi sáng đôi khi lại không hiệu quả. Vì học sinh dễ học đối phó, học tủ hoặc không học.


Khảo bài nhóm với nhau thế này cũng giúp các bạn học tập nhiều bí quyết từ bạn bè rất nhiều.
Nhưng các bạn đừng nghĩ việc khảo bài lại ghê gớm nhé! Như trường Trần Hưng Đạo được khảo bài ở thư viện, không gian thoáng mát dễ cho học sinh tiếp thu bài tốt hơn. Còn trường Marie Curie thì lại thoải mái cho học sinh ra vào mua đồ ăn thức uống trong lúc nghỉ giải lao, như thế tạo tinh thần khi học bài. Bạn M.Liên (trường THPT Minh Khai) cho biết thêm: “Từ khi trường cho truy bài các môn học thuộc, mình đã thuộc gần như hết môn Văn, giờ thì đang “cày” môn Địa nữa.”



nguồn admin
Về Đầu Trang Go down
http://vn.360plus.yahoo.com/thedayyouwentaway_comeback/
123break
Thành Viên
Thành Viên
123break


Chỗ ở hiện nay : thanh mỹ thanh chương nghệ an
Posts : 218
Points : 386
Thanked : 116
Tham Gia Từ : 29/11/2010

[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12   [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 EmptyTue 19 Apr 2011, 8:37 am

hồ sơ "ảo" tính cạnh tranh không giảm



Thống kê ban đầu về thu nhận hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ năm 2011 giảm nhưng việc giảm hồ sơ này không ảnh hưởng đến tính cạnh tranh, điểm chuẩn vào các trường đại học, đặc biệt là các trường “tốp đầu”.

Hồ sơ “ảo” giảm

Nhiều địa phương khu vực phía Bắc như Hà Nội, Thanh Hóa, Hải Dương hàng năm có số lượng hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) ĐH, CĐ nhiều nhất nước, năm nay đã giảm mạnh.

Cụ thể, tại Hà Nội, phòng GD-ĐT huyện Quốc Oai năm nay nhận hồ sơ của thí sinh tự do khoảng 500 bộ hồ sơ, giảm 300 bộ so với năm 2010; Phòng GD-ĐT quận Hoàn Kiếm nhận được khoảng 300 bộ, giảm 100 bộ; Phòng GD-ĐT huyện Hoài Đức nhận được 700 bộ, giảm 200 bộ; Phòng GD-ĐT quận Ba Đình nhận 500 bộ, giảm 100 bộ; Phòng GD-ĐT quận Đống Đa nhận được khoảng 700 bộ, giảm 1 nửa so với năm 2010…

Tại nhiều địa điểm thu hồ sơ của trường THPT như THPT Việt Đức, Trần Phú, Yên Hòa, Nguyễn Gia Thiều, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ, Quang Trung..., số lượng hồ sơ năm nay đều giảm đáng kể so với năm trước.

Theo cán bộ nhận hồ sơ phòng giáo dục quận Đống Đa cho biết: “Trung bình mỗi thí sinh nộp từ 1-2 bộ/người, rất ít trường hợp nộp 3 - 4 bộ hồ sơ ĐKDT. Đặc biệt, chưa có thí sinh nào đến 5 bộ hồ sơ”.

Tại Thanh Hóa, Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa thống kê thu được khoảng 90.000 hồ sơ ĐKDT, giảm khoảng 2.000 hồ sơ so với năm 2010.

Sở GD-ĐT Hải Dương cho biết số lượng hồ sơ ĐKDT của thí sinh giảm rất nhiều so với năm trước. Các điểm nhận được lượng hồ sơ của thí sinh tự do chỉ bằng 30-50% so với năm trước.

Theo PGS.TS Văn Như Cương, hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh Hà Nội, số lượng hồ sơ ĐKDT hàng năm đều giảm cũng hợp lý vì một phần do từ trước khi nộp hồ sơ, các trường THPT đã tư vấn kỹ cho các em việc chọn trường, lưu ý các em không nên nộp quá nhiều hồ sơ tốn tiền, mất công. Do vậy, các em đã ý thức được chọn phương án nào là tối ưu nhất cho bản thân trong việc chọn trường, chọn ngành trong tương lai.

Theo nhận xét của lãnh đạo nhiều Sở GD-ĐT, số hồ sơ ĐKDT vào ĐH, CĐ năm nay giảm chủ yếu do quy định thu gộp lệ phí ĐKDT và lệ phí dự thi nên thí sinh và phụ huynh cân nhắc hơn.



Tính cạnh tranh sẽ không giảm!
Theo số liệu từ nhiều điểm thu nhận hồ sơ ĐKDT trong cả nước năm nay thống kê giảm hơn nhiều so với năm trước. Nhưng đó chỉ là giảm “ảo”, chưa thể hiện sự biến động về số lượng thí sinh dự thi thực tế. Việc giảm hồ sơ này không ảnh hưởng nhiều đến tính cạnh tranh vào từng trường.

Tuyển sinh năm 2010, số lượng hồ sơ ĐKDT vào các trường “tốp đầu” có giảm hơn so với năm 2009, kéo theo tỷ lệ “chọi” cũng giảm nhưng điểm chuẩn lại không giảm chút nào. Cụ thể, ĐH Ngoại thương, tỷ lệ “chọi” năm 2010 là 1/2,8 nhưng điểm chuẩn vào trường vẫn không giảm, điểm sàn trúng tuyển chung vào trường, áp dụng cho cả hai cơ sở đào tạo Hà Nội và TPHCM: khối A: 24, khối D: 22. Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, tỷ lệ “chọi” năm 2010, vào trường 1/4, điểm sàn chung trúng tuyển vào trường đối với khối A là 21, khối D1 là 20. ĐH Bách khoa, năm 2010, tỷ lệ “chọi” 1/2 điểm chuẩn từ 16 - 21, Học viện Bưu chính viễn thông tỷ lệ “chọi” khu vực phía Bắc 1/2 nhưng điểm chuẩn cũng từ 20 - 23.

Thí sinh lưu ý, tỉ lệ “chọi” hàng năm vào các trường chỉ là một yếu tố mang tính tham khảo thêm. Cơ hội trúng tuyển của thí sinh phụ thuộc nhiều vào số lượng chỉ tiêu cần tuyển, chất lượng thí sinh dự thi đầu vào của từng trường, ngành và năng lực của bản thân thí sinh. Đặc biệt, thí sinh cần căn cứ vào mức điểm trúng tuyển của trường, ngành đó trong ba năm gần đây và đánh giá năng lực của bản thân có đạt đến mức đó hay không.

Cũng theo thống kê của tuyển sinh năm nay, nhóm ngành Kinh tế - Tài chính - Quản trị kinh doanh có lượng hồ sơ ĐKDT nhiều nhất. Theo dự báo của nhiều chuyên gia nhóm ngành Kinh tế - Tài chính năm nay vẫn là ngành có mức độ cạnh tranh cao nhất.



nguồn chicken
Về Đầu Trang Go down
http://vn.360plus.yahoo.com/thedayyouwentaway_comeback/
123break
Thành Viên
Thành Viên
123break


Chỗ ở hiện nay : thanh mỹ thanh chương nghệ an
Posts : 218
Points : 386
Thanked : 116
Tham Gia Từ : 29/11/2010

[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12   [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 EmptyWed 20 Apr 2011, 7:00 am

bạn biết gì về đề "mở"



“Các em thích thi đề đóng hay đề mở?” Có bao giờ giáo viên của bạn hỏi bạn câu hỏi này trước khi một kỳ thi diễn ra?

“Đề mở” là dạng đề mang tính gợi mở, kích thích khả năng tư duy. Nhưng đối với đa số teen mình, nhắc đến “để mở” thì sẽ nghĩ ngay đến là: Được phép đem tài liệu vào phòng thi, được phép mở tài liệu để làm bài thi mà không bị giám thị…“bắt”! Từ đây bạn có thể suy ra nghĩa của “đề đóng” là như thế nào rồi ha.

“Đề đóng” là đề khi đi thi bạn không được phép mang một bất cứ tài liệu nào vào phòng thi. Hầu hết các kì thi hay kiểm tra ở các trường phổ thông hiện nay vẫn áp dụng hình thức “đề đóng” là chủ yếu, tuy nhiên “đề mở” cũng đang ngày càng được áp dụng phổ biến hơn, đặc biệt là trong các trường cao đẳng, đại học.

”Đề mở” có thuận lợi gì?

Với “đề mở”, teen sẽ không phải tốn nhiều thời gian cho việc ngồi nhai đi nhai lại một khối lượng kiến thức vừa khổng lồ vừa khó nuốt. Đặc biệt là với những công thức toán học dài dòng, phức tạp; những mốc sự kiện, thời gian lịch sử không thể hình dung ra nổi cách nào để nhớ. Những vấn đề mà chỉ có “sách vở mới hiểu ta” cũng dễ dàng được giải quyết…Thay vào đó, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để dành cho những việc khác quan trọng hơn, ý nghĩa hơn.

Với “đề mở”, ai cũng có thể làm được bài thi dù cho bạn có học bài hay không. Một điều khó có thể xảy ra trong“đề đóng” . Điều quan trọng là bạn sẽ nhận được điểm cao hay thấp mà thôi.


Cũng vì thế mà nhiều teen rất thích thi đề mở.

Nhưng cũng không phải là không có bất lợi…

Bởi vì, chuyện đâu phải lúc nào cũng dễ dàng như vậy. “Đề mở” thông thường không có đề cương ôn, câu hỏi ôn tập chung sau khi kết thúc môn mà phải ôn hết từ đầu đến cuối. Do đó, bạn sẽ khó hình dung được phần nào giáo viên cho là quan trọng hay không quan trọng và bạn khó có thể đón trước được giáo viên sẽ hỏi gì, cho gì.

Ngoài ra “đề mở” đồng nghĩa với việc tâm lý chung của teen là đi thi mà được mang tài liệu vào phòng thi thì cần gì phải ôn bài, cần gì phải học bài cho kỹ (Nếu bạn đang nghĩ vậy thì bạn đã ăn phải một quả nhầm cực lớn). Nhiều bạn ỷ y không thèm đọc tới một chữ trong sách, trong vở hoặc không nghe giảng khi lên lớp hoặc không ghi chép đầy đủ, do đó có thể bỏ qua rất nhiều điểm quan trọng mà trong quá trình giảng giáo viên thường nhấn mạnh, đòi hỏi sinh viên cần lưu ý. Và tới lúc đi thi thì lại chỉ liếc mắt đọc sơ sơ cho có lệ, không cần phải nhớ chi cho mệt.

Hậu quả là, khi vào phòng thi, cầm cái đề đọc đi đọc lại không dưới chục lần mà vẫn không biết nội dung câu hỏi đó nằm ở đâu, có hay không có trong mớ tài liệu mình mang theo.

Kết quả là điểm không như mong muốn hay thậm chí bị rớt môn do không đạt điểm yêu cầu, rồi phải thi lại, học lại. Thêm vào đó, vô tình chung teen sẽ tự tạo cho mình những lỗ hỏng về kiến thức và không đảm bảo được đủ lượng kiến thức đọng lại như yêu cầu của chương trình học, cần thiết cho quá trình thi tốt nghiệp, đi làm sau này vì “chỉ cần mở sách, vở ra là làm được cần gì học cho mệt”. Dĩ nhiên là bạn có thể học lại nhưng như vậy thì tốn rất nhiều thời gian, chưa kể tới tiền chi cho học phí.

“Đề mở” thực sự có những ưu điểm hơn so với “đề đóng” và nhiều khi cũng giúp teen rất nhiều khi tránh được tình trạng học thuộc lòng ra rả trước mỗi kì thi. Nhưng để “đề mở” có ích và bạn đạt được kết quả cao thì quan trọng vẫn là bạn cần có sự chuẩn bị, ôn tập nghiêm túc trước khi thì và cũng đừng ỷ lại quá nhiều vào việc mở tài liệu.


nguồn www.thanhchuong3.net
Về Đầu Trang Go down
http://vn.360plus.yahoo.com/thedayyouwentaway_comeback/
123break
Thành Viên
Thành Viên
123break


Chỗ ở hiện nay : thanh mỹ thanh chương nghệ an
Posts : 218
Points : 386
Thanked : 116
Tham Gia Từ : 29/11/2010

[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12   [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 EmptyWed 20 Apr 2011, 7:03 am

cấm thi DH, CD 2 năm nếu giả mạo hồ sơ



Đó là một trong những nội dung xử lý thí sinh dự thi vi phạm Quy chế tuyển sinh 2011.

Tước quyền vào học và tước quyền tham dự kỳ thi tuyển sinh vào các trường trong hai năm tiếp theo, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những thí sinh có hành vi giả mạo hồ sơ để hưởng chính sách ưu tiên theo khu vực hoặc theo đối tượng trong tuyển sinh.

Cụ thể, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh sẽ quyết định tước quyền vào học ở các trường ngay trong năm đó và tước quyền tham dự kỳ thi tuyển sinh vào các trường trong hai năm tiếp theo hoặc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những thí sinh vi phạm một trong các lỗi.

Có hành vi giả mạo hồ sơ để hưởng chính sách ưu tiên theo khu vực hoặc theo đối tượng trong tuyển sinh; Sử dụng văn bằng tốt nghiệp không hợp pháp; Nhờ người khác thi hộ, làm bài hộ dưới mọi hình thức; Có hành động phá hoại kỳ thi, hành hung cán bộ hoặc thí sinh khác. Sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi không hợp pháp.

Chép bài sẽ bị trừ 50% điểm bài thi

Đối với những thí sinh vi phạm quy chế đều phải lập biên bản, cụ thể khiển trách áp dụng đối với những thí sinh phạm lỗi một lần: nhìn bài của bạn, trao đổi với bạn (hình thức này do cán bộ coi thi quyết định tại biên bản được lập). Thí sinh bị khiển trách trong khi thi môn nào sẽ bị trừ 25% số điểm thi của môn đó.



Hội đồng tuyển sinh cũng sẽ cảnh cáo đối với các thí sinh vi phạm một trong các lỗi: Đã bị khiển trách một lần nhưng trong giờ thi môn đó vẫn tiếp tục vi phạm Quy chế; Trao đổi bài làm hoặc giấy nháp cho bạn; Chép bài của người khác. Những bài thi đã có kết luận là giống nhau thì xử lý như nhau. Nếu người bị xử lý có đủ bằng chứng chứng minh mình bị quay cóp thì Chủ tịch HĐTS trường có thể xem xét giảm từ mức kỷ luật cảnh cáo xuống mức khiển trách.

Người bị kỷ luật cảnh cáo trong khi thi môn nào sẽ bị trừ 50% số điểm thi của môn đó. Hình thức kỷ luật cảnh cáo do cán bộ coi thi lập biên bản, thu tang vật và ghi rõ hình thức kỷ luật đã đề nghị trong biên bản.

Đình chỉ thi với nội dung viết vẽ không liên quan bài thi

Đình chỉ thi đối với các thí sinh vi phạm một trong các lỗi: Đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi môn đó vẫn tiếp tục vi phạm Quy chế; Khi vào phòng thi mang theo tài liệu; phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyền tin, ghi âm, ghi hình, thiết bị chứa đựng thông tin có thể lợi dụng để làm bài thi; vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, các vật dụng gây nguy hại khác; Đưa đề thi ra ngoài khu vực thi hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi; Viết vẽ những nội dung không liên quan đến bài thi; Có hành động gây gổ, đe dọa cán bộ có trách nhiệm trong kỳ thi hay đe dọa thí sinh khác. Hình thức đình chỉ thi do cán bộ coi thi lập biên bản, thu tang vật và do ủy viên phụ trách điểm thi quyết định.

Thí sinh bị kỷ luật đình chỉ thi trong khi thi môn nào sẽ bị điểm không (0) môn đó; phải ra khỏi phòng thi ngay sau khi có quyết định của Uỷ viên phụ trách điểm thi; phải nộp bài làm và đề thi cho CBCT và chỉ được ra khỏi khu vực thi sau 2/3 thời gian làm bài môn đó; không được thi các môn tiếp theo; không được dự các đợt thi kế tiếp trong năm đó tại các trường khác.



nguồn www.thanhchuong3.net
Về Đầu Trang Go down
http://vn.360plus.yahoo.com/thedayyouwentaway_comeback/
123break
Thành Viên
Thành Viên
123break


Chỗ ở hiện nay : thanh mỹ thanh chương nghệ an
Posts : 218
Points : 386
Thanked : 116
Tham Gia Từ : 29/11/2010

[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12   [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 EmptyWed 20 Apr 2011, 7:03 am

cấm thi DH, CD 2 năm nếu giả mạo hồ sơ



Đó là một trong những nội dung xử lý thí sinh dự thi vi phạm Quy chế tuyển sinh 2011.

Tước quyền vào học và tước quyền tham dự kỳ thi tuyển sinh vào các trường trong hai năm tiếp theo, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những thí sinh có hành vi giả mạo hồ sơ để hưởng chính sách ưu tiên theo khu vực hoặc theo đối tượng trong tuyển sinh.

Cụ thể, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh sẽ quyết định tước quyền vào học ở các trường ngay trong năm đó và tước quyền tham dự kỳ thi tuyển sinh vào các trường trong hai năm tiếp theo hoặc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những thí sinh vi phạm một trong các lỗi.

Có hành vi giả mạo hồ sơ để hưởng chính sách ưu tiên theo khu vực hoặc theo đối tượng trong tuyển sinh; Sử dụng văn bằng tốt nghiệp không hợp pháp; Nhờ người khác thi hộ, làm bài hộ dưới mọi hình thức; Có hành động phá hoại kỳ thi, hành hung cán bộ hoặc thí sinh khác. Sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi không hợp pháp.

Chép bài sẽ bị trừ 50% điểm bài thi

Đối với những thí sinh vi phạm quy chế đều phải lập biên bản, cụ thể khiển trách áp dụng đối với những thí sinh phạm lỗi một lần: nhìn bài của bạn, trao đổi với bạn (hình thức này do cán bộ coi thi quyết định tại biên bản được lập). Thí sinh bị khiển trách trong khi thi môn nào sẽ bị trừ 25% số điểm thi của môn đó.



Hội đồng tuyển sinh cũng sẽ cảnh cáo đối với các thí sinh vi phạm một trong các lỗi: Đã bị khiển trách một lần nhưng trong giờ thi môn đó vẫn tiếp tục vi phạm Quy chế; Trao đổi bài làm hoặc giấy nháp cho bạn; Chép bài của người khác. Những bài thi đã có kết luận là giống nhau thì xử lý như nhau. Nếu người bị xử lý có đủ bằng chứng chứng minh mình bị quay cóp thì Chủ tịch HĐTS trường có thể xem xét giảm từ mức kỷ luật cảnh cáo xuống mức khiển trách.

Người bị kỷ luật cảnh cáo trong khi thi môn nào sẽ bị trừ 50% số điểm thi của môn đó. Hình thức kỷ luật cảnh cáo do cán bộ coi thi lập biên bản, thu tang vật và ghi rõ hình thức kỷ luật đã đề nghị trong biên bản.

Đình chỉ thi với nội dung viết vẽ không liên quan bài thi

Đình chỉ thi đối với các thí sinh vi phạm một trong các lỗi: Đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi môn đó vẫn tiếp tục vi phạm Quy chế; Khi vào phòng thi mang theo tài liệu; phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyền tin, ghi âm, ghi hình, thiết bị chứa đựng thông tin có thể lợi dụng để làm bài thi; vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, các vật dụng gây nguy hại khác; Đưa đề thi ra ngoài khu vực thi hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi; Viết vẽ những nội dung không liên quan đến bài thi; Có hành động gây gổ, đe dọa cán bộ có trách nhiệm trong kỳ thi hay đe dọa thí sinh khác. Hình thức đình chỉ thi do cán bộ coi thi lập biên bản, thu tang vật và do ủy viên phụ trách điểm thi quyết định.

Thí sinh bị kỷ luật đình chỉ thi trong khi thi môn nào sẽ bị điểm không (0) môn đó; phải ra khỏi phòng thi ngay sau khi có quyết định của Uỷ viên phụ trách điểm thi; phải nộp bài làm và đề thi cho CBCT và chỉ được ra khỏi khu vực thi sau 2/3 thời gian làm bài môn đó; không được thi các môn tiếp theo; không được dự các đợt thi kế tiếp trong năm đó tại các trường khác.



nguồn www.thanhchuong3.net
Về Đầu Trang Go down
http://vn.360plus.yahoo.com/thedayyouwentaway_comeback/
123break
Thành Viên
Thành Viên
123break


Chỗ ở hiện nay : thanh mỹ thanh chương nghệ an
Posts : 218
Points : 386
Thanked : 116
Tham Gia Từ : 29/11/2010

[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12   [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 EmptyThu 21 Apr 2011, 11:32 am

5 đối tượng được miễn thi, đặc cách thi tốt nghiệp THPT



Xếp loại tốt nghiệp đối với diện miễn thi sẽ căn cứ vào học lực và hạnh kiểm.

Cụ thể, đối tượng được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2011 bao gồm: người học lớp 12 được Bộ GD-ĐT triệu tập tham gia thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, khu vực các môn văn hoá (đối tượng 1); người học lớp 12 được tuyển chọn tham gia các cuộc thi quốc tế hoặc khu vực về thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ (đối tượng 2); người học khiếm thị.

Các đối tượng này chỉ được miễn thi khi ngoài số ngày nghỉ học quy định phải được triệu tập vào học kỳ 2 lớp 12; xếp loại cả năm lớp 12: hạnh kiểm loại tốt, học lực từ loại khá trở lên (đối với đối tượng 1) hoặc từ trung bình trở lên (đối với đối tượng 2); có tên trong danh sách miễn thi của Bộ GD-ĐT hoặc có công văn đề nghị miễn thi và xác nhận tham dự tập huấn và dự thi đúng quy định của cơ quan tuyển chọn gửi đến Sở GD-ĐT trước ngày thi tốt nghiệp. Riêng đối với người học khiếm thị phải học hết chương trình trung học phổ thông; đủ điều kiện dự thi. Được các cơ sở y tế và trường phổ thông nơi học tập xác nhận tình trạng khiếm thị.



Người học thuộc diện miễn thi được công nhận tốt nghiệp và xếp loại tốt nghiệp theo 3 tiêu chuẩn. Loại giỏi: Năm học lớp 12 được xếp loại học lực giỏi, hạnh kiểm tốt; được tính tương đương với tốt nghiệp loại giỏi có điểm xếp loại tốt nghiệp là 9,0 điểm. Loại khá: Năm học lớp 12 được xếp loại học lực và hạnh kiểm đều từ loại khá trở lên; được tính tương đương với tốt nghiệp loại khá có điểm xếp loại tốt nghiệp là 7,0 điểm. Loại trung bình: các trường hợp còn lại. Người học diện miễn thi nếu muốn có điểm xếp loại tốt nghiệp cao hơn thì phải dự thi tốt nghiệp.


Hai đối tượng được đặc cách

Bộ GD-ĐT cho biết, người học thuộc các đối tượng theo quy định nếu đủ điều kiện dự thi được xét đặc cách tốt nghiệp trong các trường hợp sau: Bị ốm hoặc có việc đột xuất đặc biệt, không quá 10 ngày trước ngày thi hoặc ngay trong buổi thi đầu tiên, không thể dự thi (đối tượng 3). Bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt sau khi đã thi ít nhất một môn và không thể tiếp tục dự thi hoặc sau khi bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt tự nguyện dự thi số môn thi còn lại (đối tượng 4).

Để được đặc cách đối tượng 3 phải đảm bảo xếp loại về học lực và hạnh kiểm cả năm ở lớp 12 đều từ khá trở lên. Bên cạnh đó phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm hồ sơ nhập viện, ra viện do bệnh viện từ cấp huyện trở lên cấp (nếu bị ốm) hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú (nếu có việc đột xuất đặc biệt); Biên bản đề nghị xét đặc cách tốt nghiệp của trường phổ thông nơi đăng ký dự thi.

Đối với đối tượng 4 phải đảm bảo điều kiện điểm bài thi của những môn đã thi đều đạt từ 5,0 trở lên; Xếp loại ở lớp 12: học lực từ trung bình trở lên, hạnh kiểm từ khá trở lên. Đối tượng này cần phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm: Biên bản xác nhận của hội đồng coi thi; hồ sơ nhập viện, ra viện của bệnh viện từ cấp huyện trở lên (nếu bị ốm) hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú (nếu có việc đột xuất đặc biệt).



nguồn www.thanhchuong3.net
Về Đầu Trang Go down
http://vn.360plus.yahoo.com/thedayyouwentaway_comeback/
123break
Thành Viên
Thành Viên
123break


Chỗ ở hiện nay : thanh mỹ thanh chương nghệ an
Posts : 218
Points : 386
Thanked : 116
Tham Gia Từ : 29/11/2010

[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12   [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 EmptyThu 21 Apr 2011, 11:34 am

Những điều cần làm để lưu giữ kỷ niệm trước khi ra trường




Chuẩn bị ra trường, làm đồng phục lớp, viết lưu bút... là không thể thiếu rồi, phải không nào?

Đối với thời học sinh mà nói thì có rất nhiều thứ đáng "đọng lại", không chỉ là kỷ niệm vui mới đáng nhớ đâu, mà đôi khi những lúc bị thầy cô phạt, bạn bè trêu chọc, hay bị điểm kém,... cũng là một trong những thứ chắc chắn bạn phải "rưng rưng nước mắt" mỗi khi chợt nhớ lại í!

Thế nhưng cần phải làm gì để thời học sinh không bị bỏ phí chứ nhỉ!? Tất nhiên là có rất nhiều cách, cũng tùy vào khả năng sáng tạo của các bạn đó thôi!

Đồng phục là sự lựa chọn hàng đầu



Nếu bạn không muốn tốn kém vì phải chi quá nhiều tiền cho các hoạt động, mà chỉ thích đơn giản, nhanh và cực gọn gàng thì làm đồng phục lớp lúc nào cũng được các bạn học sinh lựa chọn gần như tuyệt đối.

Vì làm đồng phục cũng có nhiều cái hay và hấp dẫn. Như thế này nhá! Khi cả lớp cùng mặc một loại áo giống nhau thì hẳn bạn sẽ cảm giác được sự đoàn kết của cả lớp, hơn nữa chỉ một chiếc áo thun nó còn giúp bạn thể hiện sự hòa đồng, sức mạnh tập thể, nó còn là dấu ấn tuổi học trò, là món quà lưu niệm dễ thương vô giá, để mỗi lần khoác lên mình lại thấy nôn nao, bồi hồi những kỉ niệm thời học sinh mà bạn có thể cất giữ bên mình mãi mãi.

"Đặc biệt bạn có thể thiết kế riêng một kiểu áo cực độc không đụng hàng với ai, như thế sẽ giúp tập thể của bạn không thể hòa lẫn vào bất kì tập thể nào khác. Hiện nay việc làm đồng phục lớp cũng cực dễ dàng, mỗi bạn chỉ tốn từ 80 đến 100 nghìn là đã làm được một chiêc áo xinh xắn rồi í." - Bạn Hồng Đức (lớp 12 trường Tạ Quang Bửu) chia sẻ.

Party hoặc picnic

Đối với các bạn học sinh ở nước ngoài mà nói tổ chức party hay đi picnic cùng nhau là một trong những cách khá quen thuộc mà cũng rất hữu dụng. Tùy vào tình hình "kinh tế" của mỗi người hoặc của lớp mà có thể đưa ra vài sáng kiến cho buổi tiệc tùng hay một chuyến đi dã ngoại nào đấy dành riêng cho tập thể lớp bạn.


Những chuyến đi như thế này cùng bạn bè là cực kì thú vị và hữu dụng đấy.

Nói đến party thì nhiều học sinh ắt cho rằng nó chẳng ích gì mà còn tốn kém bộn tiền. Nhưng mà các bạn thử nghĩ xem, party cuối năm không hẳn là một bữa tiệc "hoành tá tràng" với đầy ắp đồ ăn thức uống, hay ở một nơi lung linh nào đấy!

Chỉ đơn giản khi mọi người tụ họp đông đủ với nhau trong không gian thật ấm cúng, ít bánh cùng một ít nước, rồi cả lớp đứng ra thu xếp lên một list chương trình ca nhạc cây nhà lá vườn thế là xong! Điều quan trọng là mọi người sẽ cùng nhau ôn lại kí ức, đây cũng là lúc mà mọi người có thể mạnh dạn nói thẳng những vấn đề từng gây sứt mẻ tình bạn, những hiểu lầm hay bất cứ thứ gì có thể khiến mọi người nhớ mãi về nhau...

Picnic cũng thế, bạn cứ thử làm một chuyến tập thể cả lớp đi chơi xa xem nào! Nếu không tin thì các bạn có thể hỏi những anh chị nào đấy từng có kinh nghiệm trong việc này sẽ rõ.

Bạn Hữu Minh Châu (lớp 12 trường Minh Khai) tâm sự :" Anh trai ở nhà của tớ có kể về chuyến đi chơi xa của cả lớp với mình. Anh nói những chuyến đi thế này luôn giúp mọi người xích lại với nhau hơn, biết tin tưởng và tất nhiên trong chuyến đi lúc nào cũng có cơ hội tạo thật nhiều kỷ niệm tốt đẹp cùng bạn bè. Nhất là phải chụp thật nhiều ảnh nữa. Như thế sau này còn có cái mà ôn lại, hay có ai mà chối cũng có "vật chứng" nữa chứ. Thế nên tớ đã bàn thảo cùng cả lớp là sau khi thi tốt nghiệp xong sẽ làm một chuyến 2 ngày trên Đà Lạt, rồi về tập trung ôn thi ĐH tiếp."

Lưu bút chẳng thể lỗi thời

Sự "ra đời" của lưu bút tuy đã rất lâu, từ thời của các bố các mẹ đã rất "thịnh" viết bằng mực tím rồi ép hoa khô vào. Còn ngày nay viết lưu bút là một thứ xoay tua theo mốt, những lúc hoa phượng nở rực đầy sân cũng là lúc mùa lưu bút bắt đầu.



Nhưng nhiều bạn học sinh nói thế này :"Biết rằng viết lưu bút là một cách tốt để lưu lại kỷ niệm, nhưng tớ cứ thấy nó sến sến thế nào í." - Thanh Vân (q5) tâm sự. Thế có bao giờ các bạn thử kết hợp viết lưu bút giữa hiện đại và kiểu cũ chưa nào?

Khi thời đại Facebook và các trang blog bùng nổ như hiện nay thì nếu bạn cảm thấy sến sến hay mất thời gian ngồi hì hục gò nắn từng chữ thì nay đã rất nhanh gọn và tiện lợi. Một "quyển" lưu bút điện tử chỉ với một cái click chuột là đã hiện ra đầy đủ thông tin của từng thành viên trong lớp, hay nói đến chuyện trang trí cũng chẳng còn mất thì giờ nữa rồi.

Sưu tập đồ vật của nhau

"Dạo này lớp chúng tớ đang có trò sưu tập đồ vật của nhau. Như con bạn lớp trưởng của tớ có biệt danh là "ếch ộp" vì bạn ấy bị cận rất nặng nên sẵn hôm trước nó thay kính mới, thấy vậy bọn tớ xin lại chiếc kính cũ đưa cho một bạn đại diện trong lớp làm kỉ niệm và bắt mỗi người phải ký tên để đóng dấu." - Thảo Trang (16t q.3) chia sẻ.


Những kỷ niệm khó phai...

Việc sưu tập đồ vật của nhau cũng là một cách giúp bạn nhớ đến cái biệt danh, tên gọi đặc biệt hay một hành động cực kỳ ấn tượng khó phai của một đứa bạn nào đấy để sau này cứ nhìn đến món đồ ấy sẽ nhớ đến chủ nhân của nó vậy. Nhưng mà các bạn cũng tránh đừng có mà sưu tập hai món đồ giống nhau đấy nhé, không khéo sau này lại chẳng nhớ ra ai, và các bạn cũng phải bảo quản thật kỹ nữa đấy.

Tốt nhất là dán một tờ giấy chú thích từng món, từng tên rồi nhét mọi thứ vào trong thùng, cất ở nơi thoáng mát và cực kì cẩn thận đấy! Chắc chắn sau này có dịp họp lớp hay mọi người tình cờ gặp lại nhau mà nhìn thấy mấy món đồ này sẽ chết vì cười cho mà xem.



nguồn www.thanhchuong3.net
Về Đầu Trang Go down
http://vn.360plus.yahoo.com/thedayyouwentaway_comeback/
123break
Thành Viên
Thành Viên
123break


Chỗ ở hiện nay : thanh mỹ thanh chương nghệ an
Posts : 218
Points : 386
Thanked : 116
Tham Gia Từ : 29/11/2010

[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12   [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 EmptyFri 22 Apr 2011, 8:28 am

Ôn tập môn ngữ văn: Luyện cho thí sinh kỹ năng phân tích đề


Thí sinh phải thuộc bài, biết nêu những ý chính phần tiểu dẫn trong SGK.

Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn thường có 3 câu, trong đó câu 1 hỏi về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của tác giả. Do đó, với câu hỏi này đòi hỏi thí sinh phải thuộc bài, biết nêu những ý chính phần tiểu dẫn trong SGK.

Tuy nhiên, so với SGK cũ, nội dung SGK mới hiện nay có phần nhẹ hơn, không nặng nề như các năm trước. Thí sinh cần lưu ý đây không chỉ là câu hỏi về tác giả văn học nước ngoài mà cả văn học Việt Nam nữa. Thế nhưng, một số giáo viên có thói quen chỉ tập trung ôn tập vào phần văn học nước ngoài, như thế là không được. Đây cũng là câu hỏi “tốn công” thí sinh nhiều nhất vì phải nắm hết kiến thức tất cả tác giả được giới thiệu trong chương trình. Nhiều khi đề bài cũng hỏi về một số chi tiết trong tác phẩm. Ví dụ khi đề bài hỏi về: “Ý nghĩa hình tượng rừng xà nu” thì phải xác định bên cạnh ý nghĩa tả thực còn có ý nghĩa biểu trương của hình ảnh đó.



Ngoài thao tác giải thích phải có dẫn chứng tiêu biểu để chứng minh. Phân tích tác phẩm văn xuôi đòi hỏi phải nhớ dẫn chứng và biết cách cảm nhận nên khó hơn so với phân tích thơ. Chính vì vậy, nhiều người hay bị sa vào diễn xuôi, kể lại cốt truyện từ đầu đến cuối. Đây là điều cần tỉnh táo để tránh khỏi bị “vướng” vào. Tất nhiên cách phân tích ở đây không giống như phân tích toàn bộ tác phẩm ở bài văn nghị luận văn học như ở câu 3.

Câu 2, thuộc văn nghị luận xã hội, bàn về một vấn đề tư tưởng, đạo lý hay hiện tượng xã hội trong cuộc sống. Mặc dù đáp án được 3 điểm nhưng đa số thí sinh không trình bày đúng như đáp án vì chưa có nhiều kiến thức xã hội nên tổng số điểm ít khi đạt được tối đa mà chỉ dao động từ 1-1,5 điểm. Ở câu hỏi này các em vừa trình bày thực trạng, vừa giải thích nguyên nhân, đồng thời tìm được giải pháp khắc phục. Ví dụ đề thi yêu cầu: “Vai trò của nhà trường đối với việc truyền thụ kiến thức văn hóa” thì thí sinh phải trình bày được những biểu hiện của vấn đề và biết liên hệ vào thực tế.

Nên tìm những vấn đề gần gũi vì thông thường thí sinh yếu về dẫn chứng thực tế. Thí sinh biết xác định đề bài hỏi về vấn đề gì không phải là chuyện dễ. Muốn vậy thì phải có kỹ năng phân tích đề. Khi luyện tập, giáo viên có thể đưa ra hai câu thơ hoặc một ý kiến để các em phân tích, tập viết thành một đoạn văn.

Ở phần nghị luận văn học, giáo viên yêu cầu phân tích chi tiết truyện như hành động cởi trói A Phủ của nhân vật Mỵ, nhan đề tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân, đôi bàn tay của Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu… Khi luyện tập kỹ năng phân tích nhân vật, giáo viên không yêu cầu các em phân tích toàn bộ tác phẩm mà “nhặt” ra một ý nhỏ, một sự kiện đặc biệt trong cuộc đời nhân vật để tập phân tích như: “Niềm hi vọng tương lai ở nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt”.

Đặc biệt, để hệ thống hóa kiến thức, giáo viên nên lập bảng hệ thống để các em tự soạn bao gồm các cột như tên tác phẩm, thể loại, cuộc đời tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung và nghệ thuật…

Phân tích tác phẩm văn xuôi phải chú ý tình huống truyện, kết cấu, miêu tả tâm lý tính cách nhân vật, cách đối thoại, ngôn ngữ kể chuyện, giọng văn… Phân tích nhân vật thì chú ý số phận, nội tâm, tính cách, mối quan hệ của nhân vật này với các nhân vật khác. Phân tích thơ thì chú ý thể thơ, hệ thống hình ảnh, sử dụng ngôn từ, bút pháp miêu tả…


nguồn www.thanhchuong3.net
Về Đầu Trang Go down
http://vn.360plus.yahoo.com/thedayyouwentaway_comeback/
123break
Thành Viên
Thành Viên
123break


Chỗ ở hiện nay : thanh mỹ thanh chương nghệ an
Posts : 218
Points : 386
Thanked : 116
Tham Gia Từ : 29/11/2010

[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12   [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 EmptySat 23 Apr 2011, 10:58 pm

kinh nghiệm ôn thi từ thủ khoa khối C học viện báo chí và tuyên truyền





Những thông tin và kinh nghiệm thực tiễn từ cô bạn thủ khoa của khối luôn bị học sinh xem là "dễ nhai khó nuốt" ấy lại rất hữu dụng đấy nhé!


Họ và tên: Phạm Thị Hồng Nhung

Ngày sinh: 24/4/1992

Quê: Hạ Long, Quảng Ninh

Thành tích:
Giải nhất tỉnh, giải nhì Quốc gia môn Lịch Sử năm học 2010 - 2011

Giải nhì kì thi duyên hải Bắc Bộ môn Lịch sử năm học 2009 - 2010

Giải ba kì thi duyên hải Bắc Bộ môn Lịch sử năm học 2008 - 2009

Giải A cuộc thi Giai điệu tuổi hồng 2010 của tỉnh Quảng Ninh với tiết mục độc tấu Suối đàn T’rưng.

Tham gia hoạt động giao lưu văn nghệ của tỉnh Quảng Ninh tại tỉnh Kang Won, Hàn Quốc.

Thành tích 3 năm học: điểm tổng kết trên 8.5, nhiều năm liền đạt học bổng loại Giỏi…

Thủ khoa khối C Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2010 là bạn Phạm Thị Hồng Nhung, cựu học sinh lớp chuyên Sử - Địa, trường THPT chuyên Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Với phương pháp học đơn giản nhưng hiệu quả, Nhung đã vượt qua kì thi đại học một cách xuất sắc với điểm số rất cao 26,5 điểm. Kì thi đại học năm 2011 sắp tới, các sĩ tử thi khối C hãy cùng lắng nghe kinh nghiệm ôn thi từ bạn Hồng Nhung nhé.

Chào Nhung, sau gần một năm kể từ ngày biết mình trở thành thủ khoa Học viện Báo chí và Tuyên truyền, bạn có còn nhớ cảm xúc của mình khi biết mình trở thành thủ khoa không?

Đó là một cảm xúc hết sức tuyệt vời. Lúc thi đại học xong, mình biết là mình có khả năng thi đỗ nhưng không thể ngờ là mình lại trở thành thủ khoa. Thực sự là bất ngờ, sau đó là hạnh phúc, có chút hãnh diện, tự hào vô cùng (cười lớn).


Đây là cô thủ khoa khối C - Hồng Nhung (áo vàng) đấy.

Trở thành thủ khoa khối C, được nhiều người ngưỡng mộ, khen ngợi quả là một niềm hạnh phúc. Bí quyết nào giúp bạn đạt được điều đó?

Bất cứ ai khi lựa chọn khối ngành học cho mình để bước vào kì thi đại học, dù là khối nào chăng nữa cũng đều xác định cho mình những khó khăn nhất định cần phải vượt qua, bởi không có môn nào là dễ cả.

Nếu như khối A với các môn Toán, Lý, Hóa là những môn đòi hỏi tính tư duy, logic cao, thường xuyên phải tính toán, đụng chạm tới những công thức phức tạp thì đặc thù của khối C là những môn đòi hỏi sự lí luận, trừu tượng…

Theo mình thì không có bí quyết nào cụ thể cả, chỉ là mỗi người cần phải có một phương pháp học hợp lý, phù hợp với bản thân. Phương pháp của mình hết sức đơn giản: ghi chép bài cẩn thận trên lớp, về nhà tự ôn luyện, đi học thêm để trau dồi thêm kiến thức không được dạy trên lớp và quan trọng nhất là phải chăm chỉ.

Nhiều người nói khối C gồm các môn Văn, Sử, Địa là những môn phải học thuộc lòng rất nhiều. Bạn có khó khăn gì lúc học không?

Nếu môn Văn đòi hỏi các bạn những kiến thức văn chương và những dòng viết mạch lạc, xúc cảm thì môn Sử lại buộc các bạn phải nhớ được những con số, dữ kiện khá khô khan, khó học, khó nhớ lâu, còn môn Địa bên cạnh những kiến thức học thuộc còn đòi hỏi các bạn cũng phải có những tư duy, tính toán.


Hồng Nhung trong chuyến đi tình nguyện được trường tổ chức.

Chính vì thế, có thể nói các môn khối C thường là nỗi khiếp sợ đối với nhiều học sinh. Bản thân mình dù đã lựa chọn và đi theo khối học này cũng không tránh khỏi những lúc chán nản, muốn buông xuôi, thế nhưng mục tiêu trước mắt mới là quan trọng. Do đó, bạn phải luôn giữ vững niềm tin, càng khó khăn càng phải có nghị lực vượt qua, chiến thắng chính bản thân mình, bởi gia đình và thầy cô kì vọng vào bạn rất nhiều.

Với một lượng kiến thức không hề nhỏ của cả 3 môn khối C, để thu nạp được, cách duy nhất của người học là phải đầu tư thời gian ôn luyện vì không bao giờ có thành công nào chỉ trong ngày một ngày hai cả. Nhưng nếu chỉ chú tâm vào học thuộc lòng một cách mù quáng cũng không thể giúp cho bạn có một kết quả như ý được.

Với những gì được học và trải qua, bạn hãy chia sẻ kinh nghiệm ôn luyện từng môn học cho các sĩ tử sắp bước vào kì thi đại học sắp tới?

Môn văn bên cạnh việc học thuộc những kiến thức văn học cơ bản, việc cần là bạn phải thường xuyên luyện viết, tự tìm những chủ đề, đề bài hay cùng với việc tham khảo những bài viết mẫu, điều đó sẽ giúp cho dòng văn của bạn luôn mạch lạc. Làm văn cũng cần phải tư duy, biết phân tích đúng đề bài, lập dàn ý đầy đủ để nội dung bài viết được đảm bảo nhất.

Môn Sử thường là môn khó “nhai” nhất đối với các sĩ tử trong quá trình ôn thi bởi một khối lượng kiến thức quá lớn, bao gồm cả ngày tháng, số liệu của sự kiện, khiến cho chúng ta khó học thuộc, học rồi lại khó nhớ lâu, không chỉ thế nó còn đòi hỏi phải biết xâu chuỗi các sự kiện để rút ra được những bài học, ý nghĩa… Chính vì thế ngay từ đầu, khi bỏ thời gian học các bạn phải biết hệ thống hóa kiến thức, việc viết ra giấy sẽ giúp các bạn dễ học thuộc và nhớ lâu hơn. Bên cạnh đó cũng phải thường xuyên ôn lại để tránh quên kiến thức đã học. Một việc không thể thiếu để giúp các bạn không quá khó khăn khi đi thi là phải thường xuyên tiếp xúc với các dạng đề, biết cách phân tích đề sao cho đúng hướng khi làm bài.

Môn địa thường được đánh giá là dễ hơn so với hai môn trên, bởi lượng kiến thức của nó ít hơn và không quá khó hiểu, vì vậy đó thường là môn gỡ điểm trong kì thi đại học. Tuy nhiên, các bạn cũng đừng quá chủ quan với môn học này. Trong quá trình học, kinh nghiệm của cô giáo cũng như của bản thân cho thấy cách học hiệu quả nhất của môn này chính là phải biết sơ đồ hóa kiến thức, qua đó thấy được mối liên hệ, tác động ảnh hưởng lẫn nhau của các yếu tố…Đây cũng là môn đòi hỏi thực hành rất nhiều với các dạng bài tập tính toán, biểu đồ, và gần đây là cả vẽ lược đồ. Chính vì vậy, cũng giống hai môn kia, bạn nên luyện đề thường xuyên để nâng cao kĩ năng làm bài.

Vậy còn tâm lý lúc làm bài thi phải thế nào? Khi gặp câu khó thì phải ứng xử ra sao?

Với tính chất của kì thi đại học, chắc chắn nhiều bạn sẽ không tránh khỏi tâm lý hoang mang, hồi hộp dẫn đến mất bình tĩnh và kết quả đạt được không cao. Chính vì thế điều quan trọng là các bạn phải giữ cho mình một tinh thần thật thoải mái để có tâm lý ổn định nhất khi bước vào phòng thi.

Khi làm bài nên tính toán, bố trí thời gian hợp lý cho các câu để tránh không làm hết bài. Câu dễ làm trước, câu khó làm sau, tập trung vào những câu có điểm số cao, đặc biệt chú ý là phải đảm bảo làm hết các câu, tuyệt đối không bao giờ được bỏ trống.


Và cùng các "đồng bọn" trong lớp.

Khi làm bài có thể bạn sẽ gặp phải những câu chưa thuộc, hoặc ngoài lề (thường là những câu hỏi phân loại), các bạn không nên hoang mang mà nên tập trung suy nghĩ hướng trả lời, phân tích thật kĩ câu hỏi (vì nhiều khi nó cũng là câu hỏi bẫy), sau đó làm theo suy nghĩ của mình, không nên bỏ sót những ý nhỏ vì những cái không ngờ tới đó rất có thể sẽ cứu điểm cho bạn.

Với những khó khăn và đòi hỏi của các môn học này như mình đã đề cập khiến cho lượng thí sinh dự thi khối C hiện nay rất ít so với các khối khác (một phần cũng vì cơ hội chọn trường và việc làm thấp hơn). Nhưng với những kinh nghiệm chia sẻ trên đây, hy vọng các bạn sẽ tìm được niềm đam mê với những môn học này cũng như cách học hiệu quả để đạt được thành tích tốt nhất.

Kì thi đại học sắp tới, hy vọng các sĩ tử sẽ chuẩn bị cho mình những hành trang thật tốt để bước vào kì thi, và nên nhớ bên cạnh việc học cũng nên giữ cho mình một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo có được sức khỏe và tinh thần tốt nhất để chiến đấu. Chúc các bạn thành công!
Cảm ơn Hồng Nhung vì những chia sẻ hữu ích của bạn. Chúc bạn một năm học thành công và chúc các sĩ tử khối C ôn luyện thật tốt!



nguồn www.thanhchuong3.net
Về Đầu Trang Go down
http://vn.360plus.yahoo.com/thedayyouwentaway_comeback/
123break
Thành Viên
Thành Viên
123break


Chỗ ở hiện nay : thanh mỹ thanh chương nghệ an
Posts : 218
Points : 386
Thanked : 116
Tham Gia Từ : 29/11/2010

[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12   [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 EmptyMon 25 Apr 2011, 7:24 pm

Sai mã ngành ĐKDT, có được sửa đổi?

Xin nhầm dấu xác nhận địa phương trong hồ sơ ĐKDT có phải sửa chữa không? Sai mã ngành ĐKDT có thể sửa đổi được không?

Em của em đã nộp hồ sơ dự thi đại học vào cuối tháng 3 tại Sở giáo dục, lẽ ra phải xin dấu xác nhận của Công an phường thì lại xin của chủ tịch phường. Em xin hỏi bây giờ em phải sửa chữa lỗi trên như thế nào? Nhà trường vẫn chưa có giấy báo. Có cần lên trường để liên hệ không ạ? (thamvu89@gmail.com)

Cũng có rất nhiều bạn nhầm lẫn mục này, nhưng em không phải lo nhiều, Sở GD-ĐT đã nhận hồ sơ, sẽ có trách nhiệm gửi hồ sơ tới trường em ĐKDT, trường nơi em ĐKDT sẽ đảm bảo điều kiện tốt nhất cho em dự thi.

Theo quy định của Bộ GD-ĐT từ ngày 30/5/2011 đến 5/6/2011, các Sở GD-ĐT sẽ gửi giấy báo cho thí sinh. Em không cần lên trường để liên hệ, nếu có sửa về vấn đề này, trường sẽ thông báo cho em sau.

Em đã làm xong hồ sơ và gửi trực tiếp cho trường mà em dự thi. Nhưng bây giờ em phát hiện ra là mình ghi sai mã ngành. Em muốn hỏi là làm thế nào để em có thể thay đổi được mã ngành em đã ghi trong phiếu ĐK dự thi và hạn chót có thể sửa chữa là khi nào? (dlinh.reg@gmail.com)



Em đăng kí thi Kiến Trúc khối V của trường Đại học Dân Lập Văn Lang mã ngành 104, trường không tổ chức thi mà mượn trường Đại học Kiến trúc Tp.HCM thi, khi nộp hồ sơ ở trường ĐH Kiến Trúc TP HCM em ghi nhầm mã ngành 104 thành 102, hiện đã hết hạn nộp hồ sơ, giờ em phải làm sao để có thể chỉnh sửa? (nguoidien_yeu11@yahoo.com)

Thí sinh không phải lo lắng nhiều, nếu sai mã ngành, đến ngày làm thủ tục dự thi, thí sinh viết đơn trình bày lý do gửi tới cán bộ tuyển sinh của nhà trường, nhà trường sẽ sửa giúp vì đây là ngày cuối cùng để các thí sinh sửa sai sót trong hồ sơ ĐKDT.

Bạn em có nhờ nộp hồ sơ dự thi nhưng em nộp bị muộn. Bây giờ có cách nào để em có thể nộp được hồ sơ và dự thi không ạ? (phutri2005@gmail.com)

Bây giờ quá muộn rồi em ạ. Việc nộp hồ sơ ĐKDT thí sinh phải theo đúng quy định của Bộ GD-ĐT. Theo hệ thống của Sở GD-ĐT: Từ ngày 14/03 đến 17.00 giờ ngày 14/4/2011; Tại các trường tổ chức thi: Từ ngày 15/4 đến 17.00 giờ ngày 21/4/2011.

Bộ GD- ĐT đã quy định rõ các Sở GD-ĐT, các trường ĐH và CĐ không thay đổi thời hạn, không kết thúc việc nhận hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT trước hoặc sau thời hạn quy định.

Cho em biết tiêu chí xếp loại tốt nghiệp THPT năm 2011? (dongho_24gio@yahoo.com.vn)

Tiêu chí xếp loại tốt nghiệp THPT của năm 2011 không khác so với năm trước, Bộ GD-ĐT theo tiêu chuẩn như sau:

- Loại giỏi: Học lực lớp 12 xếp loại giỏi; ĐXL từ 8,0 trở lên, không có điểm thi nào dưới 7,0. Đối với thí sinh thuộc diện xếp loại hạnh kiểm thì hạnh kiểm năm học lớp 12 phải đạt loại tốt.

- Loại khá: Học lực lớp 12 xếp loại từ khá trở lên; ĐXL từ 6,5 trở lên, không có điểm thi nào dưới 6,0; Đối với thí sinh thuộc diện xếp loại hạnh kiểm thì hạnh kiểm của thí sinh học năm lớp 12 phải đạt từ loại khá trở lên.

- Loại trung bình: các trường hợp còn lại.

Những thí sinh sử dụng điểm bảo lưu để công nhận tốt nghiệp thì đều xếp loại trung bình.
Về Đầu Trang Go down
http://vn.360plus.yahoo.com/thedayyouwentaway_comeback/
123break
Thành Viên
Thành Viên
123break


Chỗ ở hiện nay : thanh mỹ thanh chương nghệ an
Posts : 218
Points : 386
Thanked : 116
Tham Gia Từ : 29/11/2010

[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12   [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 EmptyFri 29 Apr 2011, 11:05 am

Có được mang máy tính FX 570Es Plus vào phòng thi?

Văn bằng 2 có giá trị như thế nào khi đi xin việc? Ngành Luật trong khoảng 4 năm có nữa có phát triển và cơ hội tìm việc làm có cao hơn bây giờ không?

Em hiện đang học lớp 12 chuẩn bị thi đại học đợt tuyển sinh năm 2011. Em đang sử dụng máy tính FX 570 Es Plus, theo quy định những loại máy tính được đem vào phòng thi thì không có loại máy này. Nhưng loại máy FX 570 Es plus không có chức năng lưu trữ và soạn thảo văn bản, mà theo quy định thì cho phép sử dụng các loại máy tính tương đương các loại máy có trong danh sách cho phép và không có chức năng soạn thảo văn bản. Vậy máy tính FX 570Es Plus có được đem vào phòng thi không? (nguyenlongvtvn@yahoo.com)

Theo quy chế quy định thì những máy tính không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ được đưa vào phòng thi.

Ông Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục công nghệ thông tin Bộ GD-ĐT: Máy tính FX 570Es Plus được phép mang vào phòng thi.

Theo em được biết thì Học viện Bưu chính viễn thông có cho phép sinh viên học văn bằng 2, xin ban tư vấn cho em biết văn bằng thứ 2 có giá trị như thế nào khi đi xin việc? Và học Quản trị kinh doanh với Điện tử viễn thông có bổ trợ cho nhau được không? (khimuonkhochaynhodentoi@gmail.com)

Văn bằng 2 có giá trị như văn bằng 1 nên không ảnh hưởng tới vấn đề so sánh khi đi xin việc. Ngành Điện tử viễn thông là chuyên ngành về kỹ thuật, ngành Quản trị kinh doanh chuyên về kinh tế. Tuy 2 ngành khác hẳn nhau về công việc nhưng việc biết thêm kiến thức ở ngành khác không bao giờ thừa sẽ có lúc em dùng đến.



Cho em hỏi ngành luật (luật kinh tế) trong khoảng 4 năm nữa có phát triển và cơ hội tìm việc làm cao hơn bây giờ không? Bạn em đăng ký dự thi đại học Xây dựng mã ngành 102 trong mã ngành lại có nhiều chuyên ngành, nếu đỗ vào trường thì lựa chọn chuyên ngành như thế nào? (gainghialo...@yahoo.com.vn)

Tốt nghiệp ngành Luật rất ít khi thất nghiệp. Người học ngành Luật đâu nhất thiết phải làm trong các cơ quan luật như các tòa án, sở tư pháp… mà em làm ở các văn phòng luật sư, doanh nghiệp, nhà máy, các tập đoàn kinh tế, công ty tư vấn pháp luật hoặc các trường đại học… thậm chí em có thể làm báo, do vậy em khỏi lo thất nghiệp.

Trường ĐH Xây dựng phân ngành học ngay từ năm đầu dựa vào nguyện vọng của thí sinh và kết quả thi tuyển. Do vậy, khi đỗ vào ngành 102 là khoa Kĩ thuật công trình xây dựng thì bạn em được quyền đăng ký lựa chọn chuyên ngành học nào mà mình yêu thích.

Năm nay, theo quy định mới là thí sinh trúng tuyển NV1 vào trường, sẽ không phải nộp hồ sơ trúng tuyển nữa phải không? Nếu như vậy các trường sẽ lấy thông tin học sinh nhập học như thế nào? (inmydream_imissyou@yahoo.com)

Nhà trường lấy thông tin của học sinh trong hồ sơ ĐKDT của thí sinh.

Em tốt nghiệp năm 2008 và đạt giải quốc gia môn Hóa trong năm nay, hiện em muốn thi vào trường ĐH BKHN thì có còn được ưu tiên không? (nguyenchungthuy90@yahoo.com)

Em không được ưu tiên nữa vì theo quy định của Bộ GD-ĐT đối tượng ưu tiên xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ chỉ dành cho học sinh lớp 12 đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi năm đó và dành cho học sinh giỏi quốc gia lớp 12 của những học sinh chưa tốt nghiệp THPT được bảo lưu cho kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm kế tiếp.



nguồn www.thanhchuong3.net
Về Đầu Trang Go down
http://vn.360plus.yahoo.com/thedayyouwentaway_comeback/
123break
Thành Viên
Thành Viên
123break


Chỗ ở hiện nay : thanh mỹ thanh chương nghệ an
Posts : 218
Points : 386
Thanked : 116
Tham Gia Từ : 29/11/2010

[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12   [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 EmptyFri 29 Apr 2011, 11:06 am

Dân khối C vật vã tìm lò luyện thi


Năm nay, lượng học sinh tham gia thi khối C giảm còn là vấn đề cản trở việc các sĩ tử tìm lớp học luyện ôn. Nguy hiểm hơn, nhiều em còn tỏ ra hoài nghi vì thấy khối học mình đang theo đuổi bị "ế".

Ba lần bảy lượt lớp bị đóng cửa

Hàng năm, cứ độ chừng tháng 3, các sĩ tử từ khắp các tỉnh - thành phố đổ xô về các trung tâm luyện thi được coi là “có tiếng” ở Hà Nội để tự tin hơn vào giấc mơ đại học, nhưng năm nay, kì thi đại học đã sát nút mà các trung tâm vẫn trong tình trạng đìu hiu, ế khách, nhất là với các lớp học khối C.

Nguyễn Thị Mai, ở Nam Định, lên Hà Nội luyện thi từ đầu tháng 4 tâm sự: Năm ngoái mình thi trượt Đại học, năm nay bố mẹ cho lên đây từ sớm để theo học các lớp ôn luyện. Mình theo học cả 3 môn: Văn, địa, sử, nhưng lớp nào cũng học được đến buổi thứ 4 - 5 là lại đóng cửa vì quá ít học sinh. Hiện mình vẫn đang đi tìm lớp học, nhưng thực sự hoang mang: Liệu học khối C xong ra trường có xin được việc không? Sao bây giờ ít người học khối C đến vậy?

Cũng như Mai, bạn Thuận Hà (Hải Phòng) cho hay: Mình đã đi học đến 3 lớp văn, và không lớp nào học được quá 3 buổi là đóng cửa. Hà bảo: “Nhìn các lớp học toán, lý, hóa cứ nườm nượp mà mình thấy thèm. Biết là đông thì học sẽ chật chội, nóng nực… nhưng lại có tinh thần học tập, chứ cứ lẻ tẻ vài “mống” thế này, mình thấy nản lắm!"

Các lò luyện thi đìu hiu

Học sinh đang ký học giảm 80% so với năm ngoái. Người ta đã quá quen với cảnh không đủ phòng học, nhiều lò luyện thi phải gộp các lớp vào với nhau, có lớp lên tới hàng mấy trăm học sinh học chung trong một phòng, bàn ghế san xát nhau. Cô Thời, giám đốc trung tâm luyện thi sau HITC (Cầu Giấy- Hà Nội) cho biết :“Mấy năm trước học sinh ôn khối C cũng đông lắm, nhất là học Văn. Có thời điểm lớp học lên tới 300 học sinh, chúng tôi phải bố trí phòng rộng nhất dưới tầng 1, nóng và cũng chật nhưng các em vẫn đến học rất đông, nhiều em đi muộn không có chỗ ngồi, chúng tôi phải bố trí thêm ghế cho các em ngồi ngoài cửa, hành lang nghe giảng bài”.


Các lò luyện thi đìu hiu.

Oanh- sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội từng đến lò luyện thi đại học hai năm trước rất chân thành chia sẻ: “Mình thi khối C, ngày trước ôn thi mình phải chạy lớp rất vất vả. Có buổi học văn, phải đi sớm tới hai tiếng đồng hồ để nhận chỗ, nếu đi muộn hơn, đến lớp phải ngồi ngoài. Cô giáo dạy hay lắm, nên các bạn cứ thi nhau đăng ký học, bàn nào cũng phải 8 người ngồi, nhiều buổi học cả ngày, đến trưa bọn mình chỉ chạy nhanh ra cổng mua tạm cái bánh mì, mang vào lớp tranh thủ ăn, chứ cũng không dám ăn ở ngoài vì sợ hết chỗ”.

Một điều mà dễ nhận thấy nhất khi đến các trung tâm luyện thi dọc quanh khu Đại học Sư phạm Hà Nội, khu Đại học KHXH&NV, Đại học Bách Khoa là nhiều trung tâm vẫn cửa đóng then cài sau những tấm biển thông báo lịch học các lớp 13 mới khai giảng.

Chị Lan - nhân viên ghi danh tại một trung tâm luyện thi gần trường đại học KHXH&NV cho biết “Năm nay nhiều phòng học bỏ không lắm, học sinh khối C ít lắm. Dự kiến mở 3 lớp vào các thời gian khác nhau trong ngày như mọi năm, nhưng cuối cùng chỉ mở được một lớp với gần 30 học sinh. So với năm ngoái số lượng học sinh đăng ký học giảm đi tới 80%...”

Ông Dũng, một chủ lò luyện thi phía cổng phụ trường KHXH&NV trên đường Nguyễn Trãi than thở: Tôi mở lớp học văn được 4 buổi thì phải đóng cửa vì ít học sinh quá, toàn phải bù thêm tiền trả phí mời các thầy về dạy”.

Tương tự như vậy, trong ngõ 336- Nguyễn Trãi, trước kia xuất hiện rất nhiều trung tâm luyện thi nhưng nay chỉ còn 2 trung tâm vẫn duy trì ở tình trạng cầm cự.




nguồn www.thanhchuong3.net
Về Đầu Trang Go down
http://vn.360plus.yahoo.com/thedayyouwentaway_comeback/
123break
Thành Viên
Thành Viên
123break


Chỗ ở hiện nay : thanh mỹ thanh chương nghệ an
Posts : 218
Points : 386
Thanked : 116
Tham Gia Từ : 29/11/2010

[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12   [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 EmptyFri 29 Apr 2011, 11:07 am

Dân khối C vật vã tìm lò luyện thi


Năm nay, lượng học sinh tham gia thi khối C giảm còn là vấn đề cản trở việc các sĩ tử tìm lớp học luyện ôn. Nguy hiểm hơn, nhiều em còn tỏ ra hoài nghi vì thấy khối học mình đang theo đuổi bị "ế".

Ba lần bảy lượt lớp bị đóng cửa

Hàng năm, cứ độ chừng tháng 3, các sĩ tử từ khắp các tỉnh - thành phố đổ xô về các trung tâm luyện thi được coi là “có tiếng” ở Hà Nội để tự tin hơn vào giấc mơ đại học, nhưng năm nay, kì thi đại học đã sát nút mà các trung tâm vẫn trong tình trạng đìu hiu, ế khách, nhất là với các lớp học khối C.

Nguyễn Thị Mai, ở Nam Định, lên Hà Nội luyện thi từ đầu tháng 4 tâm sự: Năm ngoái mình thi trượt Đại học, năm nay bố mẹ cho lên đây từ sớm để theo học các lớp ôn luyện. Mình theo học cả 3 môn: Văn, địa, sử, nhưng lớp nào cũng học được đến buổi thứ 4 - 5 là lại đóng cửa vì quá ít học sinh. Hiện mình vẫn đang đi tìm lớp học, nhưng thực sự hoang mang: Liệu học khối C xong ra trường có xin được việc không? Sao bây giờ ít người học khối C đến vậy?

Cũng như Mai, bạn Thuận Hà (Hải Phòng) cho hay: Mình đã đi học đến 3 lớp văn, và không lớp nào học được quá 3 buổi là đóng cửa. Hà bảo: “Nhìn các lớp học toán, lý, hóa cứ nườm nượp mà mình thấy thèm. Biết là đông thì học sẽ chật chội, nóng nực… nhưng lại có tinh thần học tập, chứ cứ lẻ tẻ vài “mống” thế này, mình thấy nản lắm!"

Các lò luyện thi đìu hiu

Học sinh đang ký học giảm 80% so với năm ngoái. Người ta đã quá quen với cảnh không đủ phòng học, nhiều lò luyện thi phải gộp các lớp vào với nhau, có lớp lên tới hàng mấy trăm học sinh học chung trong một phòng, bàn ghế san xát nhau. Cô Thời, giám đốc trung tâm luyện thi sau HITC (Cầu Giấy- Hà Nội) cho biết :“Mấy năm trước học sinh ôn khối C cũng đông lắm, nhất là học Văn. Có thời điểm lớp học lên tới 300 học sinh, chúng tôi phải bố trí phòng rộng nhất dưới tầng 1, nóng và cũng chật nhưng các em vẫn đến học rất đông, nhiều em đi muộn không có chỗ ngồi, chúng tôi phải bố trí thêm ghế cho các em ngồi ngoài cửa, hành lang nghe giảng bài”.


Các lò luyện thi đìu hiu.

Oanh- sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội từng đến lò luyện thi đại học hai năm trước rất chân thành chia sẻ: “Mình thi khối C, ngày trước ôn thi mình phải chạy lớp rất vất vả. Có buổi học văn, phải đi sớm tới hai tiếng đồng hồ để nhận chỗ, nếu đi muộn hơn, đến lớp phải ngồi ngoài. Cô giáo dạy hay lắm, nên các bạn cứ thi nhau đăng ký học, bàn nào cũng phải 8 người ngồi, nhiều buổi học cả ngày, đến trưa bọn mình chỉ chạy nhanh ra cổng mua tạm cái bánh mì, mang vào lớp tranh thủ ăn, chứ cũng không dám ăn ở ngoài vì sợ hết chỗ”.

Một điều mà dễ nhận thấy nhất khi đến các trung tâm luyện thi dọc quanh khu Đại học Sư phạm Hà Nội, khu Đại học KHXH&NV, Đại học Bách Khoa là nhiều trung tâm vẫn cửa đóng then cài sau những tấm biển thông báo lịch học các lớp 13 mới khai giảng.

Chị Lan - nhân viên ghi danh tại một trung tâm luyện thi gần trường đại học KHXH&NV cho biết “Năm nay nhiều phòng học bỏ không lắm, học sinh khối C ít lắm. Dự kiến mở 3 lớp vào các thời gian khác nhau trong ngày như mọi năm, nhưng cuối cùng chỉ mở được một lớp với gần 30 học sinh. So với năm ngoái số lượng học sinh đăng ký học giảm đi tới 80%...”

Ông Dũng, một chủ lò luyện thi phía cổng phụ trường KHXH&NV trên đường Nguyễn Trãi than thở: Tôi mở lớp học văn được 4 buổi thì phải đóng cửa vì ít học sinh quá, toàn phải bù thêm tiền trả phí mời các thầy về dạy”.

Tương tự như vậy, trong ngõ 336- Nguyễn Trãi, trước kia xuất hiện rất nhiều trung tâm luyện thi nhưng nay chỉ còn 2 trung tâm vẫn duy trì ở tình trạng cầm cự.




nguồn www.thanhchuong3.net
Về Đầu Trang Go down
http://vn.360plus.yahoo.com/thedayyouwentaway_comeback/
123break
Thành Viên
Thành Viên
123break


Chỗ ở hiện nay : thanh mỹ thanh chương nghệ an
Posts : 218
Points : 386
Thanked : 116
Tham Gia Từ : 29/11/2010

[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12   [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 EmptySun 01 May 2011, 8:40 am

“Hành trang” cho thí sinh thi môn năng khiếu




Nhìn tổng quan số lượng thí sinh đăng kí dự thi ĐH, CĐ năm 2010 và dự báo mùa tuyển sinh 2011 - số thí sinh đăng ký dự thi vào các ngành có môn thi năng khiếu sẽ rất cao.

Tuy nhiên, sau mỗi kì thi, bên cạnh những nụ cười hạnh phúc được bước chân vào giảng đường ĐH, còn đó những nỗi niềm ngơ ngác của thí sinh không hiểu tại sao mình thất bại?

Ngộ nhận sở thích và năng khiếu

Hào quang của một số ngành nghề, từ môi trường thực tế mà thí sinh thấy qua hình thức bề nổi hoặc cổng thông tin mang tính tô hồng, gợi nên những ảo tưởng về tương lai trong mơ khiến cho các bạn quên kiểm soát năng lực thực sự mình có thể đạt được nó hay không. N.B - SV ngành thiết kế nội thất, tâm sự: “Sau ba lần thi mình mới đậu vào khoa mỹ thuật công nghiệp, sau hai năm học mình mới nhận ra mình không có năng khiếu, những bản thiết kế, đồ án của mình nhạt nhòa, giống ý tưởng đâu đó thiếu hẳn sáng tạo. Mình không biết nếu cứ theo học mình sẽ ra sao? Nhưng mình biết chắc, một nhà thiết kế tồi nếu thiếu ý tưởng sáng tạo thì rất khó hoặc có thể nói là không thể thành công trong môi trường đòi hỏi sự tinh tế và sáng tạo cao của ngành nghề này”. Tâm sự của B. đã cho thấy rõ một điều: giữa sở thích và năng lực thể hiện còn một khoảng cách rất xa.

Điều này còn minh chứng rõ hơn khi nhìn vào các lớp học năng khiếu mỹ thuật. Hiệu quả phân nhóm có năng khiếu tiếp thu nhanh thể hiện chính xác, tình cảm hơn. Nhóm không năng khiếu thời gian làm bài lâu hơn, kết quả cũng thấp hơn rất nhiều.



Hành trang chuẩn bị trước kì thi

Yếu tố khách quan trước mỗi kì thi khiến thí sinh thường hay hoang mang làm ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả của thí sinh là tâm lí. Tâm lí chiếm phần nhiều tác động đến tinh thần cũng như hiệu quả bài thi của các bạn.

Thông thường thí sinh không hiểu hết về ngành học mà mình chọn sẽ học những gì? Ngành học yêu cầu gì ở người học? Ví dụ ở bộ môn mỹ thuật đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế, sự đột phá trong ý tưởng sáng tạo, khẳng định tố chất và nét riêng độc lập. Đó chính là những yếu tố mà thí sinh cần phải quan tâm đặc biệt. Tránh sao chép, thể hiện theo lối mòn, hãy chủ động cho giám khảo thấy ý tưởng của mình là gì? Cách thể hiện có gì mới? Điểm sáng tạo luôn chiếm một nấc cao trong thang điểm.

Ngành năng khiếu mỹ thuật tùy mỗi trường sẽ có yêu cầu về môn thi riêng (trang trí, bố cục, hình họa). Môn trang trí có hai phần là trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng. Nếu các trường chuyên về mỹ thuật tạo hình hoặc sư phạm mỹ thuật thiên về trang trí cơ bản, thì các trường khối mỹ thuật công nghiệp luôn hướng về trang trí ứng dụng. Nét chung của phần thi trang trí luôn là bố cục cân đối nhịp nhàng, họa tiết sáng tạo, đa dạng độc đáo, màu sắc thể hiện tinh tế có gam màu chủ đạo. Tránh sử dụng quá nhiều màu hoặc chơi màu sặc sỡ, lòe loẹt.

Bố cục còn gọi là vẽ tranh: chú ý nội dung chủ đề, cách xây dựng cấu trúc nhân vật, tỉ lệ, không gian, nhịp điệu trong bài. Đa phần thí sinh bị rơi vào lối minh họa, kể chuyện… làm bố cục lỏng lẻo thiếu hẳn sự sinh động.

Môn thi hình họa nội dung có khác nhau, có thể là bài vẽ tĩnh vật, vẽ đầu tượng, vẽ chân dung bán thân hoặc toàn thân (mẫu thật). Ở phần thi này yếu tố dựng hình và lên bóng rất quan trọng, đòi hỏi độ chính xác, chọn góc nhìn đẹp không nên vẽ ngang mẫu hoặc sau mẫu. Không nên đánh bóng quá đậm hoặc quá nhạt mà tùy theo sắc độ ánh sáng và chất liệu mẫu để diễn đạt. Bố cục cần chú ý hướng nhìn, nhân vật phải hợp lý với khổ giấy quy định. Vẽ quá to hoặc quá nhỏ đều thất bại.

Cuối cùng phải chuẩn bị các vật dụng vẽ cẩn thận (bút chì 2b đến 6b, cọ vẽ các loại, màu vẽ, bảng pha màu, bảng vẽ, nước rửa cọ, nước pha màu…). Giấy vẽ sẽ do nhà trường phát.

Thời gian mỗi môn thi ngắn hay dài tùy trường sẽ khác nhau. Do đó thí sinh cần nắm rõ thời gian quy định để làm bài cho hợp lý. Thời gian một buổi thi thường đòi hỏi thí sinh phải làm nhanh, hoàn thành ngay trong buổi thi. Nếu bài làm quá cầu kì, nhiều chi tiết sẽ rất khó kịp thời gian. Màu nên để khô 15 phút trước khi nộp bài tránh lem màu qua các màu khác hoặc bài vẽ khác.



nguồn www.thanhchuong3.net
Về Đầu Trang Go down
http://vn.360plus.yahoo.com/thedayyouwentaway_comeback/
123break
Thành Viên
Thành Viên
123break


Chỗ ở hiện nay : thanh mỹ thanh chương nghệ an
Posts : 218
Points : 386
Thanked : 116
Tham Gia Từ : 29/11/2010

[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12   [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 EmptySun 01 May 2011, 8:41 am

Điểm số có quá quan trọng?




Và nhiều bạn vẫn luôn đặt nó làm tiêu chí hàng đầu!

Hiện nay, tình trạng chạy đua theo thành tích điểm số không phải quá lạ lẫm. Từ học sinh, sinh viên đều có xu hướng đề cao về việc này. Khi hỏi thăm ý kiến mọi người, không ít lần nhận được những ánh nhìn “khó hiểu” của người xung quanh. Các bạn í cho rằng chúng tớ “giỡn chơi” nên mới hỏi những chuyện “rõ rành rành” như thế (?!)

Ngàn vạn lý do được đưa ra

Điểm số là cơ sở cho người khác đánh giá mình. Bạn M. Nhật (THCS Quang Trung – Lâm Đồng) chia sẻ: “Khi đạt điểm cao mình sẽ được bạn bè nể trọng, thầy cô yêu mến hơn. Ai mà không muốn như vậy? Phải cố đạt điểm cao chứ!”

Cách hữu hiệu để đặt mục tiêu phấn đấu cho bản thân, bạn L. Duy (THPT Bảo Lộc– Lâm Đồng) bộc bạch: “Điểm số là cách để đặt mục tiêu cho bản thân. Phải có một định mức nào đó, giống như bán hàng cũng cần có doanh số phải đạt được hàng tháng thôi!”



Nhiều bạn khác kỳ vọng vào điểm số vì một số tác nhân kích thích và điểm là thước đo. Hầu hết là những “giải thưởng” bố mẹ treo lên. Chẳng hạn như bạn T. Thảo (ĐH Marketing – TP HCM) thật thà: “Bố mình ra chỉ tiêu là 7.0 sẽ cho mình chuyến du lịch Singapore. Mình chưa được ra nước ngoài bao giờ, rất háo hức, nên phải cố thôi!”

Theo thầy Nguyễn Anh Trang (giáo viên trường THPT Bảo Lộc – Lâm Đồng), nhiều phụ huynh học sinh quá kỳ vọng vào con cái nên vô tình tạo ra áp lực cho các em phải đạt điểm cao. “Sau mỗi giờ họp phụ huynh để thông báo kết quả học kỳ của các em, tôi nhận thấy rõ sự hoan hỉ ra mặt của những vị phụ huynh có con cái đạt kết quả cao. Con cái được họ đưa ra để so kè.” thầy Trang kể.

Ngược lại, cũng không ít bạn cho rằng chạy đua theo thành tích, câu nệ chuyện điểm số dễ khiến chúng ta quên đi cái mục tiêu chính yếu của việc học là phải đi đôi với hành.

Một bảng điểm cao chưa chắc tỉ lệ thuận với kỹ năng giỏi trên thực tế. Và một vài điểm số thấp cũng không hẳn là kém cỏi, bỏ đi. Chị V. Uyên (Cựu sinh viên ĐH Khoa Học Tự Nhiên – TP HCM) cho biết: “Công ty mình cũng gặp nhiều trường hợp nhận sinh viên có hồ sơ và bảng điểm khá tốt. Nhưng rồi thất vọng, vì làm không được việc gì, dù đã được chỉ dạy cả nửa năm trời! Mình không hiểu vì sao các bạn đó được điểm cao!?”

Chương trình học quá nhiều môn, không thể nào nhớ hết một lượng kiến thức khổng lồ như vậy. Bạn H. Vân (ĐH Văn Lang – TP HCM) nhận định: “Môn nào học xong, thi xong mình cũng quên gần phân nửa. Học kỳ sau lại học thêm một đống môn khác, thì coi như phần kiến thức còn lại của mấy môn trước cũng biến mất luôn.”



Giống như Vân, Vy (ĐH RMIT – TP HCM) cũng cho rằng: “Khi đi làm, bạn hoàn thành dự án cũng có bao giờ được xếp cho điểm đâu, nhưng người ta vẫn đánh giá được năng lực củ mình đấy thôi! Chủ yếu là năng lực, kỹ năng của mình.”

Th.s Nguyễn Hoài Ân, chủ khảo các kỳ thi IELTS tại Việt Nam, làm việc tại Trung tâm Anh ngữ Hội Đồng Anh khi được chúng tớ hỏi về việc “Điểm số có quan trọng không?” đã hỏi lại chúng tớ: “Khi bạn được bao nhiêu điểm thì bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc? Hay bạn chỉ hạnh phúc khi thấy “hơn” bạn mình, được đứng đầu? Nếu như vậy thì cái bạn muốn không còn là điểm, mà là ánh hào quang” thay câu trả lời.

Cô Ân nhận định: “Điểm số không phải hoàn toàn vô dụng, nhưng nó phải áp dụng đúng. Vì thực tế cho thấy, điểm kém không phải là anh kém cỏi, mà chỉ là chưa hoàn hảo. Chưa hoàn hảo thì vẫn có thể thành công. Vấn đề là anh đã cố gắng hết sức để làm, nên không có gì phải hối tiếc hay chán nản vì kết quả đạt được. Anh luôn có cơ hội để hoàn thiện bản thân miễn là anh vẫn còn niềm tin.”




nguồn www.thanhchuong3.net
Về Đầu Trang Go down
http://vn.360plus.yahoo.com/thedayyouwentaway_comeback/
123break
Thành Viên
Thành Viên
123break


Chỗ ở hiện nay : thanh mỹ thanh chương nghệ an
Posts : 218
Points : 386
Thanked : 116
Tham Gia Từ : 29/11/2010

[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12   [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 EmptySun 01 May 2011, 8:45 am

Tranh cãi xung quanh phép tính 6÷ 2(1+2)=?




Gần đây, cư dân mạng truyền nhau một bài toán được cho là của lớp 3 nhưng hàng trăm nghìn người cũng phải phân vân để giải bài toán. Có hai kết quả gây tranh cãi là 1 và 9.

1 hay 9?

Phép tính có vẻ như đơn giản nhưng lại khiến hàng trăm nghìn ý kiến tranh luận. Tỷ lệ trên diễn đàn linkhay.com cho thấy, có khoảng 40% cho rằng kết quả của phép tính là 1 và 60% còn lại lựa chọn đáp án là 9.

Trên diễn đàn linkhay.com, nickname tienquang chia sẻ: “Quy tắc toán học là: trong ngoặc trước, nhân chia ưu tiên như nhau và thực hiện trước cộng và trừ. Nếu có hai phép tính có thứ tự ưu tiên như nhau (nhân ưu tiên ngang với chia, cộng ưu tiên ngang với trừ) thì các phép tính sẽ được ưu tiên từ trái qua phải. Vì vậy, bài này chỉ có một cách giải là sẽ tính trong ngoặc trước ta sẽ có 6÷ 2x3, tính tiếp từ trái qua phải sẽ được 3x3 và kết quả bằng 9.”



Dung – sinh viên Khoa Toán trường Đại học Khoa học tự nhiên cũng lựa chọn đáp án bằng 9 và giải thích: “Bài toán rõ ràng theo thứ tự ưu tiên phép tính sau khi khai ngoặc, từ trái sang phải. Kết quả là 6:2(1+2)=6:2*3=3*3=9. Kết quả bằng 1 chỉ khi phép tính được viết dưới dạng 6:[2*(1+2)]=6:(2*3)=1.

Một bạn đọc của vietnamnet lại cho rằng kết quả là 1 và giải thích: “Đúng là đầu tiên phải tính trong ngoặc trước, nhưng phải tính tiếp cho phép tính trong ngoặc tức là 2x3=6. Rồi 6/6=1. Mình làm toán vẫn làm thế hoài mà. Đó là tư duy được dạy trong trường từ lâu rồi.”

Nick gwens83 trên diễn đàn linkhay.com cũng đồng tình với kết quả là 1 và biện luận: “Đọc xuống thấy chủ yếu quan tâm vào nhân chia thứ tự thế nào, tức coi nhân chia ở đây là như bình thường. Vấn đề là toán tử nhân đã bị ẩn theo kiểu juxtaposition a.b=ab, mà kiểu ký pháp ẩn này khi đã dùng thì ngầm xác định thứ tự ưu tiên của nó là đầu tiên rồi. Nếu muốn thứ tự trái sang phải, phải viết tường minh vầy cơ 6/ 2*(2+1). Kết quả ở đây phải bằng 1”.

Đem phép tính này giải trên máy tính casio fx-3950 và fx-570ms, nếu soạn 6÷ 2 (1+2) thì có kết quả bằng 1 và soạn 6÷ 2 *(1+2) thì sẽ có kết quả bằng 9.


Khi soạn phép tính này đem hỏi “ông lớn Google” thì kết quả của gã tìm kiếm khổng lồ nhất thế giới là 9.

Có sự nhầm lẫn là do đâu?
[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Nguoiduatintoan3



Trao đổi về vấn đề này, Ths. Đào Thị Hoa Mai, Khoa Sư phạm, Trường Đại học Giáo dục khẳng định: “Nguyên tắc toán học và theo chương trình đào tạo quy định, tính phép tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau, tính lần lượt từ trái qua phải . Thực hiện như thế kết quả sẽ ra là 9.”

Trả lời phóng viên trên vtcnews, TS.Lê Thống Nhất tỏ ra khá thú vị trước hiện tượng một bài toán đơn giản nhưng thu hút được hàng trăm nghìn người theo dõi và trong đó có gần một nửa lại cho kết quả sai.

TS. Lê Thống Nhất khẳng định lại lời giải: “Nguyên tắc là phép tính trong ngoặc thực hiện trước 2 + 1 = 3. Sau đó, nếu dãy phép tính chỉ gồm phép trừ và phép cộng hoặc phép nhân và phép chia thì phải thực hiện từ trái sang phải. Vậy thực hiện như sau 6 : 2 x 3 = 3 x 3 = 9”.

Lý giải trước việc có hàng chục nghìn người cũng đưa ra kết quả sai đối với bài toán này, TS. Lê Thống Nhất cho rằng : “Có lẽ cũng lâu năm rồi không động đến sách vở nên nhiều phụ huynh cũng không nhớ chính xác các quy tắc. Vì vậy trước bài toán đơn giản này mới có những kết quả khác nhau”.

Ông cũng đưa ra lời khuyên cho các bậc phụ huynh và các em học sinh khi giải bất cứ bài toán gì cũng cần thực hiện từng bước theo đúng quy tắc.



nguồn www.thanhchuong3.net
Về Đầu Trang Go down
http://vn.360plus.yahoo.com/thedayyouwentaway_comeback/
123break
Thành Viên
Thành Viên
123break


Chỗ ở hiện nay : thanh mỹ thanh chương nghệ an
Posts : 218
Points : 386
Thanked : 116
Tham Gia Từ : 29/11/2010

[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12   [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 EmptyMon 02 May 2011, 8:06 am

Cách làm bài thi trắc nghiệm và xử lý “bẫy” trong đề thi



Đừng vội vui mừng nếu bạn hoàn thành bài thi sớm hơn dự định nhá!!

Hiện nay, đề thi đại học đang được ra theo hướng phân loại thí sinh, do đó, trong đề thi sẽ có rất nhiều bẫy đòi hỏi thí sinh phải có một nền tảng kiến thức vững chắc và sự vận dụng linh hoạt kiến thức ấy vào bài tập. Một đề thi có thể được xem là khó với người này nhưng lại là dễ với người kia.

Có bạn ra khỏi phòng thi hớn hở vì làm xong hết và cho rằng đề đơn giản nhưng sau đó khi ngã ngũ ra mới biết mình làm nhầm. Đề thi không đơn giản như vẻ ngoài của nó, nếu không để ý một cách cẩn thận thì sẽ rất dễ bị đánh lừa. Do đó, kĩ năng phá bẫy trong đề thi là rất quan trọng. Nhưng trước khi học cách phá bẫy, thí sinh phải học cách tìm bẫy.

Nhận diện nhanh câu dễ – câu khó



Trong đề thi sẽ có câu dễ, câu khó, do đó, trước khi đặt bút làm các thí sinh nên dành vài phút để xác định xem câu nào dễ hơn, câu nào khó hơn. Ưu tiên những câu dễ làm trước, câu khó sẽ giải quyết sau. Nếu là đề thi trắc nghiệm thì việc này sẽ không mất quá nhiều thời gian cũng như công sức, tuy nhiên như khối A, 2/3 môn sẽ áp dụng hình thức thi trắc nghiệm thì việc xác định câu dễ, câu khó sẽ khó khăn hơn nhiều. Ngoài một kiến thức vững vàng ra thì các thí sinh cần phải nhanh nhạy nắm bắt các câu để có thể phân bổ thời gian làm bài một cách hợp lý.

Đọc kĩ câu hỏi

Mặc dù cần phải đọc nhanh câu hỏi để làm nhưng không có nghĩa các thí sinh được phép đọc lướt một cách cẩu thả. Nhiều bẫy rất nhỏ trong đề thi, chỉ khi đọc kĩ các thí sinh mới tìm ra được. Chẳng hạn câu hỏi “Hãy tìm câu trả lời không đúng trong những câu dưới đây”. Như vậy, nếu bạn chỉ đọc lướt qua mà không chú ý sẽ có thể bỏ sót chữ “không”, “không đúng” = “sai”, nhưng nếu chỉ chú ý tới chữ “đúng” cộng với kiến thức không chắc thì rất có thể bạn sẽ mất điểm câu đó một cách dễ dàng. Đáng tiếc chưa nào.

Do đó, hãy luyện tập cách nhìn câu hỏi nhanh mà vẫn bao quát được cả câu hỏi. Nếu cần các thí sinh có thể đánh dấu những từ quan trọng trong đề, điều đó sẽ giúp bạn tránh được sai sót trong quá trình làm bài.

Tránh tỉ mẩn, cần cù trong cách giải

Nếu như tỉ mẩn, cần cù trong cách làm có thể giúp bạn đạt điểm cao trong bài thi tự luận thì có lại là bất lợi trong bài thi trắc nghiệm. Với số lượng câu hỏi nhiều, cộng với thời gian có hạn, nếu như bạn quá cẩn thận viết hẳn ra giấy cách giải như thế nào thì sẽ rất tốn thời gian. Đề thi trắc nghiệm không đòi hỏi ở bạn cách làm như thế nào mà chỉ cần biết kết quả cuối cùng mà bạn tô vào ô đáp án ra sao. Với 50 câu hỏi, chỉ trong 90 phút, nếu có thể bạn hãy nhẩm trong đầu hoặc tốc kí viết ra nháp không cần theo từng bước giải như thế nào hay chứ phải đẹp mà chỉ cần ngắn gọn, dễ hiểu, tránh làm mất thời gian.

Phỏng đoán, loại trừ

Khi bạn không chắc chắn về một câu trả lời nào đó thì hãy sử dụng phương pháp này. Phỏng đoán, loại trừ ở đây không có nghĩa là bạn đoán bừa mà phải dựa vào những dữ kiện trong bài. Chẳng hạn đề yêu cầu tìm câu trả lời đúng thì bạn có thể dựa vào các câu trả lời A, B, C, D để chọn. Bạn thấy A không đúng, B cũng không đúng, D thì không chắc, C thì có khả năng là đúng nên có lẽ câu trả lời là C. Yếu tố này đôi khi cần sự may mắn nhưng lại không thể thiếu khi làm bài thi trắc nghiệm.

Phương châm làm bài “Thà tô nhầm còn hơn bỏ sót”

Khi không thể trả lời được câu nào, cộng với thời gian còn rất ít thì đừng nên do dự. Do không bị trừ điểm nếu thí sinh chọn câu sai, nên trước khi hết giờ thi, các bạn cần chọn nhanh đáp án hợp lý nhất cho những câu chưa trả lời. Không nên để trống một câu nào, phải trả lời tất cả các câu. Mỗi câu đều có điểm, cho nên bỏ câu nào là mất điểm câu đó. Để có cơ hội giành điểm cao nhất, các bạn phải tô các phương án trả lời theo phương châm thà tô nhầm còn hơn bỏ sót.

Và quan trọng nhất là thường xuyên làm đề thi trắc nghiệm



Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại sách nâng cao, tham khảo, đề thi, các bạn có thể tới các hiệu sách mua về và rèn cho mình thói quen thường xuyên luyện đề. Điều này giúp bạn nắm rõ được kiểu ra đề như thế nào, trọng tâm nên học ở đâu hay đơn giản là biết được cách gài bẫy trong mỗi đề ra sao. Tuy nhiên, các bạn nên tránh tình trạng học lan man.

Khi tự giải xong rồi thì có thể kiểm tra lại đáp án ở đằng sau, nếu cảm thấy đó là kiến thức quan trọng và mình chưa biết thì nên ghi và học lại nhưng không nên quá tham lam khi thấy phần đó đề thi có thể rơi vào thì phần na ná, liên quan đến đó cũng có thể mà ôm đồm một lúc một mớ kiến thức với quan niệm “thừa còn hơn thiếu”. Điều đó chỉ khiến bạn bị rối loạn, không tập trung được vào phần chính mà thôi.


nguồn www.thanhchuong3.net
Về Đầu Trang Go down
http://vn.360plus.yahoo.com/thedayyouwentaway_comeback/
123break
Thành Viên
Thành Viên
123break


Chỗ ở hiện nay : thanh mỹ thanh chương nghệ an
Posts : 218
Points : 386
Thanked : 116
Tham Gia Từ : 29/11/2010

[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12   [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 EmptyTue 03 May 2011, 5:11 am

Bỗng dưng ... mất quyền dự thi đại học




Điều này đã khiến không ít bạn học sinh hoang mang.

Thực hiện chủ trương tư vấn tuyển sinh năm 2011 của Sở Giáo dục – Đào tạo tạo Hà Tĩnh, nhiều trường THPT đã thực hiện công tác tư vấn hướng nghiệp có hiệu quả và được phụ huynh, học sinh đồng tình cao. Tuy nhiên, cách tư vấn tuyển sinh tại trường THPH Nguyễn Văn Trỗi (Lộc Hà) lại khác thường khiến hàng trăm phụ huynh, học sinh hoang mang.

Có mặt tại trường THPT Nguyễn Văn Trỗi. Như thường lệ, công tác giảng dạy ở đây vẫn được tiến hành bình thường. Tuy nhiên, tại khu vực hiệu bộ, rất nhiều phụ huynh đang lo lắng chờ đợi gặp Hiệu trưởng để xin cho con em mình được nộp hồ sơ dự thi đại học.

Ông Hoàng H. - phụ huynh học sinh HĐH (lớp 12B5) cho biết: "Trong đợt thi thử vừa qua, con tôi làm bài được 9 điểm (thang điểm thi thử tối đa là 30). Sáng nay, nhà trường trả hồ sơ vì lý do không đủ điều kiện thi đại học. Nghe con gọi điện thông báo, tôi vội vàng lên đây để tìm hiểu sự tình. Sau khi biết "quy chế" riêng của trường (thi thử dưới 10 điểm không được thi đại học) tôi rất lo bởi học lực của cháu thuộc loại khá và gia đình đủ điều kiện cho con theo học đại học".

Cùng hoàn cảnh với ông, cô NTH - phụ huynh bạn NĐQ (lớp 12B3) bức xúc: "Đợt thi thử vừa qua, con tôi làm bài được 8 điểm. Biết con học lực ở mức trung bình khá, nên gia đình khuyên cháu đăng ký nguyện vọng 2 ở một trường phía Nam. Nhưng, do không vượt được "điểm sàn" của trường đề ra nên cơ hội vào đại học của cháu coi như đứt".



Bạn H. (học sinh lớp 12B6) cho biết: "Vừa qua, nhà trường tổ chức thi thử đại học và kết quả học sinh đạt trên 10 điểm chiếm tỷ lệ không cao. Lớp 12B6 có 38 học sinh dự thi, nhưng chỉ 10 bạn đạt điểm trên 10 nên sáng nay nhà trường gọi chúng em lên trả lại hồ sơ".

Cũng theo H. một số bạn trong lớp có học lực khá, tuy nhiên kết quả đợt thi vừa qua đạt thấp do nhiều yếu tố khách quan tác động. Hiện nhiều bạn trong lớp đang hoang mang, chán nản việc học hành vì biết mình không đủ điều kiện dự thi ĐH.

Trao đổi về những quy định "trái trẹm" của nhà trường, ông Trần Thọ Hường - Hiệu trưởng nhà trường cho rằng, sự việc nhà trường ngừng tiếp nhận và trả lại toàn bộ hồ sơ của những em có kết quả thi thử thấp là có thật. Tuy nhiên khi chúng tôi đặt câu hỏi vì sao Ban tuyển sinh trường lại "đẻ" ra quy chế riêng đó, ông hiệu trưởng cho rằng chỉ vì muốn tốt cho học sinh và để các em nghiên cứu lại?!.

Có thể nhận thấy, việc tư vấn tuyển sinh là việc làm cần thiết, giúp học sinh nhận thức được khả năng cũng như nhu cầu đích thực của mình khi tham dự các đợt tuyển sinh. Tuy nhiên, cách làm riêng của ban tuyển sinh trường THPT Nguyễn Văn Trỗi khiến không ít phụ huynh, học sinh bất bình

Thầy giáo Phan Đình Lai - Trưởng phòng giáo dục chuyên nghiệp (Sở GD-ĐT Hà Tĩnh) cho biết, thực hiện chủ trương tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, ngay từ đầu tháng 3, Sở GD-ĐT Hà Tĩnh đã thành lập BCĐ tuyển sinh cấp sở cũng như các đơn vị, đồng thời chỉ đạo các ban tuyển sinh tổ tư vấn, hướng nghiệp lựa chọn trường, nghề cho học sinh cũng như tổ chức ôn thi cho học sinh.

Ông Lai nhấn mạnh, ban tuyển sinh các trường thực hiện tư vấn triệt để cho học sinh chứ không có quyền cho học sinh thi hay không thi. Việc tổ chức thi thử là bước tập dượt và chỉ là một trong những kênh để đánh giá năng lực của học sinh chứ không có giá trị làm căn cứ để dự thi đại học.

Như vậy, việc cấm học sinh dự thi ĐH ở trường Nguyễn Văn Trỗi là việc làm thiếu căn cứ, đánh mất cơ hội lựa chọn nghề nghiệp của học sinh và gây ra những tác động xấu cho quá trình phát triển của các em sau này. Đề nghị ngành chức năng cần làm rõ để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh!




nguồn www.thanhchuong3.net
Về Đầu Trang Go down
http://vn.360plus.yahoo.com/thedayyouwentaway_comeback/
123break
Thành Viên
Thành Viên
123break


Chỗ ở hiện nay : thanh mỹ thanh chương nghệ an
Posts : 218
Points : 386
Thanked : 116
Tham Gia Từ : 29/11/2010

[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12   [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 EmptyTue 03 May 2011, 5:12 am

Sai sót hồ sơ, có được nhận giấy báo dự thi?





Muốn điều chỉnh mã ngành thì có được không? Em có thuộc diện được ưu tiên trong tuyển sinh?

Hỏi: Em đăng kí thi đại học Thương mại ngành Marketing (406), nhưng sau một thời gian em thấy mình không thể đậu được ngành này. Bây giờ em muốn chuyển sang ngành khác là Quản trị DN khách sạn du lịch (403) phù hợp với khả năng đậu vào trường của mình. Em có thể chuyển đổi được không? Cách thức chuyển đổi như thế nào? (violet_huong_giang@yahoo.com)

*Trả lời:

Theo Ban tư vấn thì hướng giải quyết tốt nhất là em liên hệ với Sở GD-ĐT địa phương nơi mình làm hồ sơ ĐKDT để trình bày nguyện vọng xin chuyển đổi. Thời điểm này các Sở đang sàng lọc hồ sơ và sẽ bàn giao cho các trường vào đầu tháng 5 tới.

Trong trường hợp Sở không đồng ý thì em có thể thực hiện theo bước sau. Ngay sau khi trường em đăng ký dự thi (ĐKDT) nhận hồ sơ ĐKDT em hãy đến trường và đề nghị xin chuyển đổi. Việc làm này cần phải được thực hiện trước khi các trường gửi giấy báo dự thi cho thí sinh. Cũng có người thường chọn đến ngày dự thi mới làm thủ tục chuyển đổi, tuy nhiên phương thức này không hoàn toàn chắc chắn vì vào thời điểm này việc chuyển đổi hay không phụ thuộc vào từng trường và từng hội đồng thi. Theo quy định trong những ngày này chỉ sửa đổi những sai sót trong giấy báo dự thi như họ tên, ngày sinh,…

Khi em đến làm việc với Sở hoặc trực tiếp với trường cần phải mang phiếu ĐKDT số 2 để làm cơ sở căn cứ. Dựa này phiếu này cán bộ tuyển sinh sẽ điều chỉnh và xác nhận cho em. Chúc em thành công!

Bố em từng là quân nhân bị mất sức lao động (bệnh nghề nghiệp) trong thời gian bố em làm việc tại nhà máy thì em được hưởng những chính sách như con bệnh binh. Nhưng bố em đã về hưu từ lúc em thi vào 10. Và khi ghi trong hồ sơ đăng kí thi vào 10, mọi người nói không được cộng điểm ưu tiên, do bố em chỉ là mắc bệnh nghề nghiệp (lúc đó bố em đã về hưu). Em có thắc mắc, nếu như thế thì thi đại học em có được cộng điểm ưu tiên theođối tượng ưu tiênkhông?(habio.tn93@gmail.com)

Em nên lưu ý điểm này, để được hưởng chế độ ưu tiên trong tuyển sinh thì bố cần em cần phải được công nhận là bệnh binh hoặc là người được hưởng chính sách như thương binh. Việc công nhận này phải do Sở lao động Thương binh phê duyệt.

Em chỉ cần kiểm tra, nếu bố em có giấy tờ xác nhận việc này thì chắc chắn được hưởng quyền ưu tiên trong tuyển sinh. Còn nếu không thì đồng nghĩa em không thuộc diện đối tượng ưu tiên nào. Việc công nhận bệnh binh hoặc hưởng chính sách như thương binh là vô thời hạn, không có chuyện bố em nghĩ hưu từ hồi lớp 10 thì quyền ưu tiên, chính sách của em bị cắt bỏ.

Em đã tốt nghiệp bằng đại học chính quy tại 1 trường dân lập em học chuyên ngành Kế toán, em muốn học vb2 khoa ngân hàng tại trường Kinh tế quốc dân em học hệ vừa học vừa làm, thế ra trường bằng của em được cấp có phải là bằng tại chức không? Em được biết trường ĐH Ngoại thương tuyển sinh ĐH tại chức chuyên ngành tiếng anh thương mại và ra trường sẽ được cấp bằng tại chức. Cả 2 ngành tiếng Anh thương mại và ngân hàng em đều muốn học nhưng em đang băn khoăn không biết nên chọn ngành nào trường nào để học, vì em chưa biết rõ nếu học vb2 hệ đào tạo không chính quy em sẽ được cấp bằng gì? Xin tư vấn cho em được không? (thanhhuyen7688@gmail.com)

Em nên để ý về khái niệm từ ngữ sẽ hiểu rõ vấn đề hơn. Khái niệm hệ vừa học vừa làm và hệ tại chức là như nhau. Trước kia ta thường gọi là hệ tại chức còn bây giờ theo quy định mới gọi là vừa học vừa làm.

Việc em học văn bằng hai sẽ được cấp chính quy hay không chính quy phụ thuộc vào yếu tố em học theo hình thức nào. Nếu em học theo hình thức tập trung và liên tục sẽ được cấp bằng chính quy, còn nếu học không tập trung và gián đoạn sẽ cấp bằng hệ vừa học vừa làm. Thông thường mỗi khi tuyển sinh các trường sẽ có thông báo rất cụ thể về hình thức đào tạo, em liên hệ trực tiếp với nhà trường để có thông tin đầy đủ nhất nhé.



Xin phép cho em hỏi về vấn đề thi nhờ đại học. Hiện em đang muốn thi vào trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, nhưng em lại hiện em đang ở phía Nam. Biết rằng ĐH Kiến trúc Hà Nội có tổ chức dự thi, nhưng vì không thuận tiện cho em việc ôn thi và đi lại nên, em dự định sẽ đăng ký thi nhờ đại học tại trường Kiến trúc TPHCM , sau đó lấy kết quả thi để xét tuyển nguyện vọng ra Hà Nội học. Liệu vấn đề này có ổn thoả không và đơn từ cần những gì? (mtn.nasion@yahoo.com.vn)

Điều này là không được phép. Theo quy định về tuyển sinh khái niệm thi nhờ chỉ dành cho những thí sinh đăng ký NV1 vào các trường không tổ chức thi. Để có thể đăng ký NV1 vào trường ĐH Kiến trúc Hà Nội bắt buộc em phải ra Hà Nội dự thi.

Em là học sinh chuyên Anh nhưng hơi yếu môn Toán. Em đã nộp hồ sơ DKDT vào hai trường Ngoại thương và Ngoại ngữ Hà Nội đều cùng vào khoa Tiếng Anh thương mại. Tuy nhiên, em rất phân vân không biết nên chọn trường nào vì điểm vào Ngoại thương khá cao, còn Ngoại ngữ tương đối vừa sức và có thêm cơ hội học bằng kép. Em cũng đã tham khảo trên một số diễn đàn và trang tư vấn tuyển sinh nhưng không có sự giải đáp thoả đáng. Bên cạnh đó cũng có những phân tích về lợi hại của chương trình học bằng kép cũng làm em hoang mang. Vì vậy em mong ban tư vấn cho em lời khuyên đúng để em có động cơ và mục tiêu học tập tốt trong giai đoạn nước rút này. (hoanglongbui93@gmail.com)

Rất khó cho Ban tư vấn có thể đưa ra một lời khuyên cụ thể với lý do em không nói sở thích nghề nghiệp của mình theo hướng nào. Nếu em muốn tham gia vào các lĩnh vực đối ngoại, kinh tế, tài chính… thì có thể chọn thi Trường ĐH Ngoại thương bởi đây là một trong những đơn vị được xã hội và các nhà tuyển dụng đánh giá cao.

Nếu đơn thuần em chỉ thích phát triển xu hướng về ngoại ngữ như trở thành giáo viên, biên dịch, phiên dịch thì nên đầu đơn vào trường ĐH Ngoại ngữ- ĐH Quốc gia. Đúng như em nói, việc đầu đơn vào ĐH Ngoại ngữ phù hợp với sức học của bản thân hơn bởi vì em sẽ được lợ i thế khi điểm chuẩn tính nhân hệ số 2 đối với môn Tiếng Anh. Quan trọng hơn là trường ĐH Ngoại ngữ sẽ đào tạo chuyên sâu hơn so với các trường không chuyên mà mở ngành ngoại ngữ.

Việc học bằng kép chỉ là hình thức biến tướng của học một lúc hai trường, đối với ĐH Quốc gia thì chỉ khác là hai trường này đều là thành viên. Nếu em có thể đảm đương học tốt cả hai trường thì không có gì là hại cả. Hiện nay các trường đều tiến tới đào tạo theo tín chỉ nên việc học sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn.

Em khai nhầm mã trường THPT, đáng nhẽ phải là 079 em ghi nhầm thành 013. Không biết như vậy có nhận được giấy báo dự thi không? (boon_bin_01@yahoo.com)

Lỗi của em không phải là điều gì đó quá quan trọng, chắc chắn em vẫn được giấy báo dự thi bình thường. Tuy nhiên em cần phải lưu ý: Thông thương khi nhập dữ liệu vào máy tính thì cán bộ tuyển sinh không khó để phát hiện ra sai sót này và có thể tự điều chỉnh cho em. Nhưng nếu trong giấy báo dự thi sau này mã vẫn sai thì trong ngày làm thủ tục dự thi em cần phải báo cáo để điều chỉnh lại bởi nó liên quan đến điểm ưu tiên khu vực. Chúc em thành công!




nguồn www.thanhchuong3.net
Về Đầu Trang Go down
http://vn.360plus.yahoo.com/thedayyouwentaway_comeback/
123break
Thành Viên
Thành Viên
123break


Chỗ ở hiện nay : thanh mỹ thanh chương nghệ an
Posts : 218
Points : 386
Thanked : 116
Tham Gia Từ : 29/11/2010

[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12   [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 EmptyMon 09 May 2011, 11:19 am

Cách trình bày đề thi đại học môn Toán?






Trình bày đề thi môn Toán, nếu bỏ các câu văn trình bày có mất điểm không? Để biết tính axit hay bazo của các dung dịch muối? Có phải thi tốt nghiệp đạt 54 đến 60 điểm được tuyển thẳng vào bất kì trường ĐH công lập nào?

Cho em hỏi khi trình bày đề thi đại học môn Toán, nếu bỏ các câu văn trình bày có mất điểm không? Ví dụ như phần 1a, khi viết "tập xác định :D=..." thì chỉ ghi" D=..." hay "-sự biến thiên: giới hạn, tiệm cận: lim..." em chỉ ghi: " - lim y..." bỏ mấy chữ kia thì có sao không? (tuan142kbgl@gmail.com)

Theo như cách ký hiệu trong toán học thì em có thể viết như vậy là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên chúng tôi khuyên em nên viết đầy đủ và rõ ràng, đủ để người chấm có thể hiểu được, cũng không mất bao nhiêu thời gian.


Cho em hỏi dung dịch K2SO4 có môi trường axit hay bazo hay trung tính. Làm sao để biết tính axit hay bazo của các dung dịch muối? (gamap_cute@yahoo.com.vn)

K2SO4 là môi trường trung tính tạo bởi 2 gốc axit và bazo mạnh.



Em có một số câu hỏi mong được ban tư vấn giải đáp. Ngành Hành chính học sau khi ra trường có thể làm những công việc cụ thể nào và cơ hội việc làm của ngành này có khả quan hay không? Có những trường đại học, cao đẳng nào đào tạo ngành Hành chính học? (anhngoc.nv@gmail.com)

Học ngành Hành chính học, sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng cơ bản như: những vấn đề chung về hành chính, kĩ năng hành chính; tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; nhân sự hành chính nhà nước; phân tích chính sách công; công vụ và công chức; tổ chức điều hành và quản trị công sở; thủ tục hành chính; lễ tân hành chính; thông tin và tin học hành chính. Có năng lực tham mưu, tư vấn về một số lĩnh vực hành chính cho các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Hành chính học có đủ năng lực chuyên môn làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, các tổ chức và doanh nghiệp; có cơ hội trở thành người cán bộ quản lý nhân sự tại các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp.

Các trường đào tạo ngành Hành chính học là trường Cao đẳng Nội vụ, Học viện Hành chính…

Hiện em đã tốt nghiệp 12/12 và đang là thí sinh tự do. Năm nay em muốn dự thi đại học khối A nhưng theo em được biết thì hạn nộp hồ sơ thi đại học đã hết. Vậy có cách nào để em có thể dự thi đại học được không? Và nếu được thì phải nộp ở đâu? (come_baby_520@yahoo.com.vn)

Bây giờ đã hết hạn nộp hồ sơ thi đại học, cao đẳng. Em có thể nộp đơn xin học ở các trường trung cấp chuyên nghiệp sau đó học liên thông lên cao đẳng, đại học.

Em nghe các anh chị đang học đại học nói lớp 12 học lực khá trở lên, thi tốt nghiệp đạt 54 đến 60 điểm thì được tuyển thẳng vào bất kì trường công lập nào mình thích. Em tìm hiểu trên mạng mà không thấy nói đến nội dung này. Em muốn hỏi thông tin này có chính xác không? Và em phải làm hồ sơ thủ tục như thế nào? (thihuongdo@ymail.com)

Không có quy định đó đâu em à. Thông tin trên không chính xác.



nguồn www.thanhchuong3.net
Về Đầu Trang Go down
http://vn.360plus.yahoo.com/thedayyouwentaway_comeback/
123break
Thành Viên
Thành Viên
123break


Chỗ ở hiện nay : thanh mỹ thanh chương nghệ an
Posts : 218
Points : 386
Thanked : 116
Tham Gia Từ : 29/11/2010

[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12   [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 EmptyMon 09 May 2011, 11:21 am

Tuyển sinh 2011: Lượng hồ sơ vào trường "tốp trên" tăng





Các trường ĐH phía Bắc vừa thống kê số lượng hồ sơ đăng ký dự thi, theo đó hàng loạt các trường ĐH có điểm chuẩn hàng năm cao thì số lượng hồ sơ đều tăng so với năm trước, báo hiệu cuộc đua tranh ngày càng khốc liệt.

Những còn số “bất ngờ”
Nhiều trường đại học khu vực phía Bắc vừa thống kê số lượng hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) đã rất bất ngờ về số lượng hồ sơ tăng. Hồ sơ tăng có nghĩa là tỷ lệ “chọi” vào trường cũng sẽ tăng.

Điển hình nhất là Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, tổng cộng trường nhận được 71.800 hồ sơ, tăng hơn 19.000 hồ sơ so với năm 2010, trong khi đó chỉ tiêu vào trường 8.650; Trường ĐH Kinh tế quốc dân năm nay tăng lên hơn 5.000 bộ hồ sơ, tổng cộng số hồ sơ vào trường là 25.000 bộ, chỉ tiêu vào trường năm nay 4.750.

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội nhận được hơn 16.000 hồ sơ, cao hơn năm trước hơn 1.000 (chỉ tiêu là 5.800); Trường ĐH Hà Nội nhận được hơn 11.000 hồ sơ, tăng hơn 2.000 bộ so với năm trước (chỉ tiêu 1.800); trường ĐH Điện lực nhận 11.800 hồ sơ tăng hơn so với năm trước khoảng hơn 1.000 bộ (chỉ tiêu 2.100).

Nhiều trường đại học khác số lượng hồ sơ không tăng nhưng giữ ổn định như các năm trước như Trường ĐH Giao thông vận tải nhận được 17.300 hồ sơ (chỉ tiêu 4.700); Trường ĐH Thủy lợi nhận được 13.901 hồ sơ (2.915 chỉ tiêu), Trường ĐH Mỏ - địa chất nhận được hơn 15.000 hồ sơ (3.800 chỉ tiêu). Trường ĐH Ngoại thương, nhận được trên 8.700 hồ sơ, tăng khoảng 200 hồ sơ so với năm 2010 (chỉ tiêu 3.400). ĐH Nông nghiệp nhận được 50.753 bộ HS (trong đó khối A: 18.183, khối B: 32.570) tăng hơn so với năm trước khoảng 7.000 bộ HS. Trường ĐH Lao động xã hội có 8.000 hồ sơ, tăng hơn năm trước 1.000 bộ

Nhiều trường đại học số lượng hồ sơ năm nay giảm đôi chút nhưng không đáng kể như trường ĐH Sư phạm Hà Nội nhận được gần 15.000 hồ sơ, giảm hơn 2.000 so với năm trước (2.750). Khối A và B của ĐH Quốc gia Hà Nội nhận được 16.000 hồ sơ, giảm gần 2.000 so với năm trước. Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội): 6.513 hồ sơ (chỉ tiêu 1.400). Trường ĐH Lâm Nghiệp nhận được hơn 11.000 hồ sơ, giảm hơn năm trước một chút (chỉ tiêu vào trường 1.700).

Học viện Báo chí & Tuyên truyền số lượng hồ sơ ĐKDT cũng giảm đáng kể, trường nhận được 7.681 hồ sơ, giảm khoảng 1.000 hồ sơ (chỉ tiêu vào trường 1.500); Học viện Tài chính nhận được hơn 13.000, giảm hơn so với năm trước (3.400 chỉ tiêu).

Theo lãnh đạo Học viện Tài chính, số lượng hồ sơ giảm không đáng kể, đó chỉ là con số “ảo” không ảnh hưởng đến số lượng thí sinh dự thi vào trường.

Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Hắc Hải, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng: “Số lượng hồ sơ giảm này chính là giảm số lượng hồ sơ “ảo” như vậy giảm lỗ cho các trường trong việc thuê cơ sở vật chất. Chúng tôi quan tâm tới chất lượng thí sinh thi vào, quan tâm tới phổ điểm thi của thí sinh cao hay thấp”.



Khối C vẫn còn sức hút

So với các khối A và D1 thì khối C “lép vế” nhưng tính ra chỉ tiêu khối C và trường có tổ chức thi khối C cũng không nhiều để thí sinh dự thi. Theo số liệu thống kê của nhiều tỉnh khu vực phía Bắc, số lượng hồ sơ khối C chỉ đứng sau khối A và D1.

Tại Hà Nội, số lượng khối C đứng sau khối A, D, B với tổng hồ sơ là 7.343 hồ sơ. Tại Bắc Giang, khối C có 3.030 hồ sơ; tại Nam Định, khối C có 216 hồ sơ.

Tại các tỉnh miền núi như Sơn La, Bắc Kạn, Yên Bái, Lào Cai..., số thí sinh ĐKDT vào khối C hoặc chiếm vị trí thứ 2 sau khối A hoặc thứ 3 sau khối A và khối B. Cụ thể, tại Sơn La, số hồ sơ ĐKDT vào khối C là 2.756 bộ, trong khi đó, khối A là 5026 bộ, khối B: 2890 bộ; khối D1: 929 bộ; khối D2: 1 bộ (tổng số hồ sơ ĐKDT tại Sơn La là 12.373 bộ).

Tại Bắc Kạn, trong tổng số 4.662 hồ sơ ĐKDT có 1.970 hồ sơ thi khối A; 1462 hồ sơ thi khối B; 609 hồ sơ thi khối C và 401 hồ sơ dự thi khối D. Yên Bái, trong tổng số 11.430 hồ sơ ĐKDT có 1.927 hồ sơ thi khối C. Lào Cai, tổng số hồ sơ là 9.388 bộ, trong đó khối C là 1.054 hồ sơ.
Hồ sơ vào các trường dân lập năm nay mới “rớt” thê thảm dù thí sinh chỉ cần đạt điểm sàn là có thể đậu ĐH.

Tại tỉnh Hà Nam, rất ít thí sinh chọn trường ĐH dân lập dù tỉnh Hà Nam có Trường ĐH Hà Hoa Tiên, năm nay trường chỉ nhận được 50 hồ sơ ĐKDT của thí sinh địa phương.

Theo thống kê của tỉnh Bắc Giang, chỉ có 26 hồ sơ dự thi vào Trường ĐH Thành Đô, 7 hồ sơ dự thi vào Trường ĐH Chu Văn An, 4 hồ sơ vào Trường ĐH Hùng Vương, 4 hồ sơ vào Trường ĐH Tôn Đức Thắng.

Trường ĐH Chu Văn An năm nay nhận được khoảng 2.000 hồ sơ, ĐH Thăng Long khoảng 3.800 hồ sơ, ĐH Đại Nam gần 2.000 hồ sơ.



nguồn www.thanhchuong3.net
Về Đầu Trang Go down
http://vn.360plus.yahoo.com/thedayyouwentaway_comeback/
Sponsored content





[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12   [hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12 Empty

Về Đầu Trang Go down
 
[hướng nghiêp] những kinh nghiệm dành cho các bạn 12
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : 1, 2  Next
 Similar topics
-
» trắc nghiệm hướng nghiệp!
» Tin tức trong tỉnh Nghệ An
» Kinh nghiệm gửi tới các em 12 chuẩn bị thi ĐH-CĐ
» SaigonTech và định hướng nghề nghiệp
» [hướng nghiệp] thế nào là trường tốp trên, tốp giữa và tốp dưới

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3 :: CÂU LẠC BỘ HỌC TẬP :: Hướng nghiệp-
Chuyển đến